Những lưu ý trong hợp đồng mua bán nhà: Cẩn thận "Bút sa là tiền mất"
24/04/2021
Hợp đồng mua bán nhà là loại giấy tờ rất quan trọng mà nếu không chú ý kỹ, bạn hoàn có thể bị vướng vào những rủi ro không đáng có, thậm chí là trắng tay.
Hợp đồng mua bán nhà được xem là loại giấy tờ quan trọng nhất trong các giao dịch mua bán nhà đất. Dù là người bán hay người mua, chỉ cần không chú ý kỹ các điều khoản trong này, bạn hoàn toàn có thế mắc phải các rủi ro không đáng có. Thậm chí là bị lừa trắng tay.
Điều khoản bẫy trong hợp đồng mua bán nhà: "Bút sa tiền mất"
1. Bẫy hợp đồng mua bán nhà giá rẻ:
Dạo một vòng quanh các trang đăng tin bất động sản, không khó để bắt gặp rất nhiều tin rao bán với nội dung "bán nhà giá rẻ nhất thị trường, bán lỗ vốn..." kèm theo đó là một mức giá vô cùng hấp dẫn, rẻ hơn rất nhiều so với mặt bằng giá chung.
Những lời chào mới hấp dẫn như vậy, tất nhiên sẽ thu hút rất nhiều người quan tâm. Tuy nhiên, đến khi ký hợp đồng mua bán nhà thì tất cả mới "té ngửa". Đa phần những trường hợp này đều chỉ là "bẫy" mà người bán căn cứ vào điều khoản nhằm trục lợi. Thực tế, số tiền mà người mua nhà phải bỏ ra cao hơn rất nhiều so với con số ban đầu.
Bởi vì, mức giá hấp dẫn mà người bán đưa ra sẽ không bao gồm các khoản chi phí như 10% thuế GTGT, 2% phí bảo trì. Mà đây đều là các khoản chi phí bắt buộc phải có. Nếu lỡ ký vào các hợp đồng mua bán nhà này, người mua sẽ phải mất thêm một khoản không nhỏ. Tính ra còn cao hơn so với nhiều dự án lân cận.
Cần cẩn trọng trước các căn nhà có giá bán quá rẻ. Vì rất có thể đây là cái "bẫy" được đặt sẵn
Hay như trường hợp trong hợp đồng mua bán nhà không có điều khoản về tiêu chuẩn bàn giao nhà, nhất là với các dự án hình thành trong tương lai. Người bán sẽ cho người mua xem hình ảnh mẫu, phối cảnh rất lung linh nhưng thực tế căn nhà bán giao lại "thô không thể nào thô hơn".
Với các hợp đồng mua bán nhà như vậy, chi phí sau cùng mà người mua phải bỏ ra là bao nhiêu?. Tùy theo trường hợp, nhưng chắc chắn sẽ cao hơn nhiều so với lời chào mời ban đầu.
2. Bẫy điều khoản hợp đồng mua bán nhà:
Một số trường hợp trong hợp đồng mua bán nhà lại bị thòng thêm các điều khoản rất vô lý. Mà khi ký vào các hợp đồng này thì người mua sẽ là người bất lợi.
Đôi khi là một số điều khoản tưởng chừng như chả có gì tai hại. Chẳng hạn như không được tiết lộ hợp đồng cho bên thứ 3. Nếu vi phạm sẽ bị phạt hợp đồng. Nhưng cụ thể "người thứ 3" là ai thì hợp đồng không nêu rõ. Không lẽ bạn cho vợ, chồng, người thân xem hợp đồng mua bán nhà này cũng sẽ bị phạt một cách vô lý?.
Hay như trong hợp đồng mua bán nhà có điều khoản hạn chế việc chuyển nhượng. Bên B đã chuyển tiền mua nhà hoặc một phần tiền cho bên A. Rồi bởi một lý do nào mà giao dịch thất bại, hai bên chấp nhận thanh lý hợp đồng.
Nhưng lúc này bên B lại thiệt thòi bởi vì điều khoản chỉ nhận lại được tiền khi Bên A tìm được khách mua nhà khác. Điều này thật sự rất vô lý, chẳng khác nào bạn đang bị chôn vốn với thời gian không rõ là bao lâu. Còn người bán thì ung dung sử dụng tiền của bạn cho mục đích khác, như gửi ngân hàng chẳng hạn.
Các điều khoản trong hợp đồng cần phải hợp lý. Nên thẳng thắn trao đổi và đề nghị chỉnh sửa nếu bạn cảm thấy bất cứ vấn đề nào bất cập
Cũng có trường hợp, các điều khoản phạt do chậm tiền thanh toán, chậm bàn giao nhà không rõ ràng khiến người mua hay cả người bán đều có thể chịu thiệt thòi. Ví dụ như Bên bán nếu chậm bàn giao nhà một ngày thì phải đề theo lãi suất ngân hàng (chỉ 1,0%/năm). Nhưng người mua nếu chậm thanh toán tiền sẽ bị phạt 0,1% ngày/ số tiền chậm thanh toán (tính ra tới 36%/năm).
3. Bẫy hợp đồng mua bán nhà với chủ đầu tư:
Không thiếu những trường hợp trong hợp đồng mua bán nhà đối với chủ đầu tư các dự án hình thành trong tương lai lại thiếu đi các điều khoản về tiêu chuẩn bàn giao nhà, bàn giao tiện ích... Để rồi đến khi nhận nhà không đúng với thực tế lại xảy ra tranh chấp, kiện tụng giữa chủ đầu tư dự án và cư dân.
Cũng có một số chủ đầu tư "nhập nhằng" trong việc ghi giá trị hợp đồng khi thòng thêm điều khoản "đây chỉ là số tiền tạm tính". Có trời mới biết số tiền "thực tính" mà người mua nhà phải trả là bao nhiêu. Rồi điều khoản bất hợp lý về phí quản lý, phí duy trì chung cư, đủ thứ vấn đề khiến người mua nhà "đau đầu". Chỉ một chút sơ sẩy cũng dễ "mất tiền như chơi".
Cần lưu ý điều gì trong hợp đồng mua bán nhà?
Rõ ràng, với tầm quan trọng là căn cứ, cơ sở để bảo vệ quyền lợi cho cả người bán và người mua. Cho nên bạn cần hết sức chú ý đến từng điều khoản một trong hợp đồng cho thuê nhà. Bởi lẽ, một khi đã đặt bút ký tên thì bạn không thể có cơ hội làm lại. Một số vấn đề mà người mua hoặc người bán cần nên chú ý trong hợp đồng mua bá nhà đó là:
Chú ý đến giá trị hợp đồng và phương thức thanh toán:
Đây luôn là phần rất quan trọng của hợp đồng mua bán nhà mà bạn cần hết sức lưu ý.
- Phần giá trị hợp đồng cần phải được ghi rõ ràng và chính xác đến từng con số một, thể hiện cả bằng số và bằng chữ.
- Số tiền này bao gồm những chi phí gì. Đã có VAT, phí bảo trì, phí quản lý,... chưa?
- Phương thức thanh toán như thế nào?. Nếu theo kỳ hạn cần ghi chính xác thời hạn thanh toán là khi nào?.
- Các điều khoản đền bù hợp đồng cần phải rõ ràng. Cần chú ý đến lãi suất đền bù là bao nhiêu?.
Cần chú ý đến giá trị hợp đồng và phương thức thanh toán. Cũng như các điều khoản đền bù
Chú ý đến tiêu chuẩn giao nhận nhà:
- Với các căn hộ chung cư rất hay nhập nhằng giữa diện tích thông thủy và diện tích tim tường. Cần phải xác định rõ ràng.
- Bạn cần nên xem trong hợp đồng mua bán nhà có các điều khoản về bàn giao hiện trạng như thế nào. Về chất lượng và cả các đồ nội thất bàn giao. Xem có đúng như thỏa thuận ban đầu hay không.
- Với các dự án hình thành trong tương lai, trong hợp đồng nên có thêm điều khoản chủ đầu tư cam kết tiêu chuẩn bàn giao tiện ích, thiết kế và chất lượng nhà.
Chú ý đến điều khoản ràng buộc, đền bù hợp đồng:
Đây là các điều khoản nhằm bảo vệ quyền lợi cho các bên giao dịch nên cần hết sức chú ý. Bạn nên xem các điều khoản đền bù này có hợp lý, có đẩy bản thân mình rơi vào các trường hợp bất lợi hay không.
Tương tự, nên đề nghị đối phương thêm vào một số điều khoản đền bù hợp đồng hợp lý để bảo vệ quyền lợi cho mình. Ngoài ra, số tiền phạt cần phải chính xác.
Hợp đồng mua bán nhà cần dựa trên nền tảng pháp luật:
Tuy là hợp đồng dân sự, các điều khoản trong hợp đồng mua bán nhà có thể điều chỉnh cho phù hợp với nhu cầu của hai bên. Nhưng bắt buộc các điều khoản đó phải được xây dựng trên nền tảng quy định pháp luật hiện hàng, cụ thể là bộ luật dân sự, luật thương mại, luật nhà ở, luật kinh doanh bất động sản.
Có như vậy hợp đồng mua bán nhà mới được pháp luật công nhận và bảo về quyền lợi cho các bên tham gia giao dịch.
Bạn vừa xem qua bài viết: Những lưu ý trong hợp đồng mua bán nhà: Cẩn thận "Bút sa là tiền mất"?. Hy vọng đây sẽ là những thông tin hữu ích giúp cho bạn tránh được các rủi ro không đáng có khi giao dịch mua bán nhà đất.
Ngoài ra, bạn cũng có thể tìm hiểu thêm các kiến thức, kinh nghiệm khác qua tài liệu Rever biên soạn dưới đây:
Có thể bạn quan tâm:
- Bạn đã biết cách để đăng tin bán nhà nhanh chóng và được giá nhất?
- 6 màn kịch lừa đảo mua bán nhà đất và cách phòng tránh để không trở thành nạn nhân
- Muốn bán nhà được giá? Không khó nếu để ý thật kỹ 3 vấn đề này
- "Bắc thang lên hỏi ông trời, Có nhà để bán, Khách tìm ở đâu"
- Xây dựng một mẫu đăng tin BÁN NHÀ hấp dẫn như thế nào?
Hoàng Triều (Tổng hợp)
Từ khóa liên quan