Hãy xem bạn đã thực hiện đầy đủ quy trình pháp lý khi cho thuê nhà chưa?
21/06/2019
Cho thuê nhà là một hình thức kinh doanh cần tuân theo quy định pháp luật. Dưới đây là khái quát các vấn đề pháp lý cơ bản nhất khi tiến hành cho thuê nhà.
Ngày nay, việc thuê nhà và cho thuê nhà là những hoạt động vô cùng quen thuộc, đến mức người thuê và người cho thuê đôi khi cũng chưa thực sự quan tâm đến các vấn đề pháp lý hay chỉ thực hiện qua loa. Dưới đây, Rever xin khái quát các vấn đề pháp lý cơ bản nhất khi tiến hành cho thuê nhà.
Người cho thuê nhà cần phải đăng ký kinh doanh
Theo quy định của pháp luật, cho thuê nhà là một hình thức kinh doanh bất động sản quy mô nhỏ. Theo khoản 1 Điều 3 Nghị định 39/2007/NĐ-CP, về danh sách những hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không cần đăng ký kinh doanh:
“Cá nhân hoạt động thương mại là cá nhân tự mình hàng ngày thực hiện một, một số hoặc toàn bộ các hoạt động được pháp luật cho phép về mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác nhưng không thuộc đối tượng phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh và không gọi là “thương nhân” theo quy định của Luật Thương mại. Cụ thể bao gồm những cá nhân thực hiện các hoạt động thương mại sau đây:
a. Buôn bán rong (buôn bán dạo) là các hoạt động mua, bán không có địa điểm cố định (mua rong, bán rong hoặc vừa mua rong vừa bán rong), bao gồm cả việc nhận sách báo, tạp chí, văn hóa phẩm của các thương nhân được phép kinh doanh các sản phẩm này theo quy định của pháp luật để bán rong;
b. Buôn bán vặt là hoạt động mua bán những vật dụng nhỏ lẻ có hoặc không có địa điểm cố định;
c. Bán quà vặt là hoạt động bán quà bánh, đồ ăn, nước uống (hàng nước) có hoặc không có địa điểm cố định;
d. Buôn chuyến là hoạt động mua hàng hóa từ nơi khác về theo từng chuyến để bán cho người mua buôn hoặc người bán lẻ;
đ. Thực hiện các dịch vụ: đánh giày, bán vé số, chữa khóa, sửa chữa xe, trông giữ xe, rửa xe, cắt tóc, vẽ tranh, chụp ảnh và các dịch vụ khác có hoặc không có địa điểm cố định;
e. Các hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh khác.”
Theo đó, hoạt động cho thuê nhà (cho thuê nhà riêng, cho thuê nhà trọ, cho thuê căn hộ chung cư) không nằm trong danh sách trên nên khi cho thuê nhà, trước tiên bạn cần tiến hành đăng ký kinh doanh dưới hình thức Hộ kinh doanh cá thể theo đúng quy định của pháp luật.
Người cho thuê nhà cần đăng ký kinh doanh theo đúng quy định của pháp luật.
Có cần lập Hợp đồng cho thuê nhà và đi công chứng không?
Khi tiến hành cho thuê nhà ở, các bên cần thỏa thuận lập Hợp đồng cho thuê với những nội dung căn bản quy định tại Điều 121 của Luật Nhà ở năm 2014.
Cũng theo quy định tại Khoản 2, Điều 122 của Luật này:
“2. Đối với trường hợp tổ chức tặng cho nhà tình nghĩa, nhà tình thương; mua bán, cho thuê mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước; mua bán, cho thuê mua nhà ở xã hội, nhà ở phục vụ tái định cư; góp vốn bằng nhà ở mà có một bên là tổ chức; cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ, ủy quyền quản lý nhà ở thì không bắt buộc phải công chứng, chứng thực hợp đồng, trừ trường hợp các bên có nhu cầu.”
Vì thế, hợp đồng cho thuê nhà ở không bắt buộc phải đi công chứng, trừ khi các bên có nhu cầu. Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng là do các bên thỏa thuận, nếu không có thỏa thuận thì thời điểm có hiệu lực của hợp đồng là thời điểm ký kết hợp đồng.
Hợp đồng cho thuê nhà không nhất thiết phải đi công chứng, trừ khi các bên có nhu cầu.
Người cho thuê nhà cần phải khai và nộp các loại thuế như thế nào?
Người cho thuê nhà ở có trách nhiệm khai thuế chung cho 2 loại thuế là: Thuế Thu nhập cá nhân và thuế Giá trị gia tăng.
Song song đó, có 2 phương pháp tính thuế là: Phương pháp tính thuế từ cho thuê tài sản và Phương pháp tính nộp thuế khoán. Hoạt động cho thuê nhà ở được áp dụng Phương pháp tính thuế từ cho thuê tài sản. Trường hợp cho thuê nhà với những mục đích sau đây sẽ tính thuế bằng Phương pháp tính nộp thuế khoán:
- Cung cấp cơ sở lưu trú ngắn hạn cho khách du lịch, khách vãng lai khác.
- Cung cấp cơ sở lưu trú dài hạn cho sinh viên, công nhân và những đối tượng tương tự.
- Cung cấp cơ sở lưu trú cùng dịch vụ ăn uống và/hoặc các phương tiện giải trí.
Tính thuế từ cho thuê tài sản |
Tính nộp thuế khoán | ||
Khai thuế | Khai và nộp thuế theo từng hợp đồng cho thuê khi có tổng doanh thu từ cho thuê nhà ở trong năm dương lịch trên 100 triệu đồng. |
Khai một năm một lần. Nộp thuế khi có tổng doanh thu từ kinh doanh trong một năm (12 tháng) trên 100 triệu đồng. |
|
Hình thức khai | - Tự mình khai, nộp thuế; hoặc, - Thỏa thuận bên thuê (là doanh nghiệp, tổ chức kinh tế) thực hiện khai, nộp thuế thay. |
Tự mình khai, nộp thuế | |
Tỷ lệ tính thuế | Giá trị gia tăng | 5% | 5% |
Thu nhập cá nhân | 5% | 2% |
Người cho thuê nhà cần xác định mình thuộc nhóm sử dụng phương pháp tính thuế nào để thực hiện việc khai thuế đầy đủ, đúng pháp luật.
Người cho thuê nhà cũng cần nộp lệ phí môn bài
Cụ thể, cách thực hiện việc nộp lệ phí môn bài của đối tượng cho thuê nhà cũng dựa vào một trong hai phương pháp tính thuế như trên:
Tính thuế từ cho thuê tài sản | Tính nộp thuế khoán | ||
Khai lệ phí | Khai một lần theo từng hợp đồng cho thuê. |
Không cần khai. Cơ quan thuế sẽ căn cứ tổng doanh thu để xác định mức thu lệ phí. |
|
Mức nộp lệ phí dựa trên mức doanh thu trong năm (Đơn vị: đồng) |
Doanh thu > 500 triệu | 1,000,000 đồng/năm | |
300 triệu < Doanh thu <= 500 triệu | 500,000 đồng/năm | ||
100 triệu < Doanh thu <= 300 triệu | 300,000 đồng/năm | ||
Doanh thu <= 100 triệu | Không phải nộp lệ phí Môn bài |
Cần thực hiện việc đăng kí tạm trú cho người thuê nhà càng sớm càng tốt
Khi bên thuê nhà là cá nhân và thuê với mục đích để ở, người cho thuê nhà phải ngay lập tức thực hiện thông báo về việc lưu trú của người thuê nhà cho Công an xã, phường, thị trấn tại nơi thuê bằng cách đăng kí tạm trú cho người thuê nhà.
Khi cho thuê nhà mục đích để ở, cần đăng ký tạm trú cho người thuê càng sớm càng tốt.
Người cho thuê nhà phải đề nghị người thuê nhà cung cấp một trong các giấy tờ sau để thực hiện việc đăng kí tạm trú: Chứng minh nhân dân, Hộ chiếu Việt Nam còn giá trị sử dụng, Giấy tờ tùy thân khác hoặc giấy tờ do cơ quan, tổ chức, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn cấp. Nếu người thuê nhà dưới 14 tuổi thì không phải xuất trình các giấy tờ nêu trên nhưng phải cung cấp thông tin về nhân thân của người dưới 14 tuổi.
Việc thông báo lưu trú được thực hiện trực tiếp tại Công an xã, phường, thị trấn hoặc bằng điện thoại hay qua mạng Internet, mạng máy tính mà Công an xã, phường, thị trấn đã công bố và đưa vào sử dụng.
Nếu người cho thuê nhà không đăng ký thường trú tại địa phương nơi có nhà ở cho thuê thì có thể yêu cầu người thuê nhà tự mình thực hiện việc đăng ký tạm trú.
Việc thông báo lưu trú không có biểu mẫu cụ thể, người thực hiện thông báo chỉ cần cung cấp bản sao các giấy tờ kể trên và cung cấp các thông tin cơ bản như: số điện thoại của người thuê nhà, thời điểm bắt đầu lưu trú và dự kiến rời đi (căn cứ theo hợp đồng cho thuê).
Sau khi xem qua những thông tin trên, nếu bạn cần hỗ trợ thêm thì hãy liên hệ ngay với Rever qua số Hotline: 0901 777 66 để được tư vấn trực tiếp.
Hoặc tham khảo thông tin trong tài liệu dưới đây:
Có thể bạn quan tâm:
- Sổ hồng và sổ đỏ khác nhau ra sao ?
- Hợp đồng thuê nhà viết tay có giá trị pháp lý không?
- Thủ tục cần biết khi đăng ký tạm trú, tạm vắng cho người thuê nhà
- Hướng dẫn làm sổ đỏ cho nhà đất mua bán viết tay
- Hướng dẫn phòng tránh rủi ro khi mua nhà không có sổ đỏ
- Mua nhà đất bằng tay được cấp " sổ đỏ "
- Hướng dẫn phòng tránh rủi ro khi mua nhà không có sổ đỏ
Phương Nguyên (TH)
Từ khóa liên quan