Căn hộ chung cư có trẻ nhỏ nên lưu ý những gì?

5 lưu ý về vấn đề nội thất, đồ dùng trong căn hộ chung cư sau đây giúp trẻ nhỏ hạn chế những rủi ro không đáng có:

60ad8d13-721b-4593-8b3b-4198b3d2f17b

1. Lắp đặt thiết bị chống giật điện

Trẻ nhỏ thường hay tò mò, đưa ngón tay vào ổ điện khiến phát sinh nguy cơ giật điện. Dù hầu hết các căn hộ chung cư đều được thiết kế và kiểm tra an toàn điện nhưng bạn cũng nên tăng cường phòng chống rủi ro này cho gia đình mình.

Hộp che ổ điện

Cách đơn giản và tiết kiệm nhất là mua các hộp che ổ điện. Các hộp nhựa này được thiết kế ôm trọn ổ điện, trẻ em không thể đút tay vào trong. Dụng cụ này được làm bằng nhựa cách điện nên có thể ngăn dòng điện bị rò rỉ ra ngoài môi trường và phù hợp với tất cả căn hộ chung cư.

hop-che-o-dien-chong-dien-giat-trong-can-ho-chung-cu-cho-tre-em-min

Hộp che ổ điện bảo vệ trẻ em không thể thò tay vào ổ điện rời

Gắn cầu dao chống rò điện ELCB

ELCB có hai chức năng chính là loại bỏ rủi ro điện giật và phòng chống hoả hoạn khi rò rỉ điện. Dòng điện là một mạch kín, khi có cơ thể người chạm vào mạch điện ấy thì mạch không còn kín nữa, dẫn đến có sự thất thoát dòng điện về so với dòng điện đi. Khi đó, ELCB sẽ kịp thời phát hiện ra và lập tức ngừng cung cấp điện trước khi nạn nhân bị điện giật. Không những thế, ELCB sẽ kiểm soát việc toả nhiệt độ lớn của dây dẫn điện khi bị rò rỉ giúp loại bỏ nguy cơ cháy nổ vì chập điện.

Tuy nhiên, bạn không nên tự mình lắp đặt ELCB này nếu không có chuyên môn về điện vì không phải hệ thống điện của căn hộ chung cư nào cũng tương thích. Vỏ dây dẫn điện trong nhà cũng phải đảm bảo.

2. Không dùng kệ treo

Không phải căn hộ chung cư nào cũng có diện tích đủ rộng để bạn bài trí đồ đạc trên nền đất. Giải pháp thường thấy là cất, treo đồ trên các kệ cao, vừa tiết kiệm không gian sinh hoạt vừa giúp nhà cửa gọn gàng hơn.

Tuy nhiên, đồ dùng để trên kệ cao hơn tầm với của trẻ có thể rơi xuống bất kỳ lúc nào khi trẻ đùa nghịch trong nhà. Để phòng tránh rủi ro đó, bạn nên thay hệ thống kệ bằng tủ kín, có khoá để đồ dùng không bị rớt xuống và bé cũng không thể mở ra. Các tủ này cần đóng thật chắc chắn để đảm bảo an toàn tối đa. Xung quanh khu vực này tuyệt đối không để những chiếc ghế nào để trẻ leo lên với lấy tủ. 

3. Lắp cửa chắn

Trong căn hộ chung cư có những khu vực tiềm ẩn rủi ro gây thương tổn cho trẻ nhỏ là ban công và phòng bếp.

Ban công của căn hộ chung cư đã được lắp đặt sẵn và bạn không thể can thiệp. Nếu ban công không đủ cao, khoảng cách giữa các thanh chắn thưa thớt thì con bạn có thể trèo lên hoặc chui ra ngoài. Vì thế, bạn cần lắp một cửa chắn ngang khu vực trong nhà và ban công. Cánh cửa này cần được khoá chặt bằng ổ khoá, có chiều cao ngoài tầm với của trẻ, chỉ chừa khe hở trên cao để thông khí.

Bếp ga, lò vi sóng, nồi cơm điện, bình thuỷ nước, ấm đun siêu tốc... là những vật dụng nhà bếp không thể thiếu trong mỗi gia đình nhưng lại tiềm ẩn nhiều rủi ro đối với trẻ em như bỏng nhiệt, điện giật. Cách tốt nhất là lắp cửa chắn để bé không thể vào khu vực bếp. 

cua-chan-trong-can-ho-chung-cu-an-toan-cho-tre-em-min

Cửa chắn không cho trẻ lại gần những nơi nguy hiểm cần cao hơn tầm với của bé

4. Cẩn thận với xô nước, bồn tắm đầy

Để phòng tránh trường hợp trẻ vục mặt vào nước, bạn không nên chứa nước trong xô hoặc bồn tắm. Nếu cần chứa nước trong xô, bạn nên chọn những loại có nắp đậy mà trẻ không thể mở được hoặc để xô trong nhà tắm và khoá cửa lại.

5. Cất kỹ các túi nilon

Đây là vật dụng mà nhiều phụ huynh không lường trước được rủi ro và hay để ở những nơi trong tầm tay của trẻ. Tuy nhiên, bé có thể nghịch ngợm trùm túi nilon lên mặt gây ngạt thở. Bạn nên để vật này gọn gàng trong tủ bếp và khoá lại để bé không thể lấy được.

07310d1a-6a9e-4551-9094-5a3ef5e3614d

Có thể bạn quan tâm:

 Thu Trang

Từ khóa liên quan

Đừng bỏ lỡ thông tin !

Cùng 50,000 nhà đầu tư bất động sản, nhận những thông tin mới nhất của thị trường được gửi qua email hàng tuần.