Bán nhà đang thế chấp tại ngân hàng như thế nào?
12/12/2019
Thủ tục giải chấp để bán nhà đang thế chấp tại ngân hàng như thế nào? Những rủi ro dễ gặp khi mua bán nhà đất đang thế chấp?
Vì nhiều lý do, bạn bắt buộc phải bán nhà để có thêm vốn nhưng căn nhà đó lại đang thế chấp tại ngân hàng cho một khoản vay khác. Vậy thủ tục giải chấp để tiến hành bán nhà đang thế chấp tại ngân hàng như thế nào?
Nhà đất đang thế chấp có thể thực hiện hoạt động mua bán hay không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 320 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về nghĩa vụ của bên nhận thế chấp có một số điều khoản như sau:
1. Giao giấy tờ liên quan đến tài sản thế chấp trong trường hợp các bên có thỏa thuận, trừ trường hợp luật có quy định khác. 2. Bảo quản, giữ gìn tài sản thế chấp. 3. Áp dụng các biện pháp cần thiết để khắc phục, kể cả phải ngừng việc khai thác công dụng tài sản thế chấp nếu do việc khai thác đó mà tài sản thế chấp có nguy cơ mất giá trị hoặc giảm sút giá trị. 4. Khi tài sản thế chấp bị hư hỏng thì trong một thời gian hợp lý bên thế chấp phải sửa chữa hoặc thay thế bằng tài sản khác có giá trị tương đương, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. 5. Cung cấp thông tin về thực trạng tài sản thế chấp cho bên nhận thế chấp. 6. Giao tài sản thế chấp cho bên nhận thế chấp để xử lý khi thuộc một trong các trường hợp xử lý tài sản bảo đảm quy định tại Điều 299 của Bộ luật này. 7. Thông báo cho bên nhận thế chấp về các quyền của người thứ ba đối với tài sản thế chấp, nếu có; trường hợp không thông báo thì bên nhận thế chấp có quyền hủy hợp đồng thế chấp tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại hoặc duy trì hợp đồng và chấp nhận quyền của người thứ ba đối với tài sản thế chấp. 8. Không được bán, thay thế, trao đổi, tặng cho tài sản thế chấp, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều 321 của Bộ luật này. |
Để bán được nhà đang thế chấp cần có sự đồng ý của bên nhận thế chấp, thường là ngân hàng
Và theo khoản 4 và khoản 5 Điều 121 Bộ luật dân sự năm 2015 có nói rằng:
4. Được bán, thay thế, trao đổi tài sản thế chấp, nếu tài sản đó là hàng hóa luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh. Trong trường hợp này, quyền yêu cầu bên mua thanh toán tiền, số tiền thu được, tài sản hình thành từ số tiền thu được, tài sản được thay thế hoặc được trao đổi trở thành tài sản thế chấp. Trường hợp tài sản thế chấp là kho hàng thì bên thế chấp được quyền thay thế hàng hóa trong kho, nhưng phải bảo đảm giá trị của hàng hóa trong kho đúng như thỏa thuận. 5. Được bán, trao đổi, tặng cho tài sản thế chấp không phải là hàng hóa luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh, nếu được bên nhận thế chấp đồng ý hoặc theo quy định của luật. |
Như vậy, căn cứ vào các điều luật trên ta có thể thấy được rằng đối với tài sản bị thế chấp là nhà đất thì bạn hoàn toàn vẫn có quyền mua bán, sang nhượng nhưng phải có sự đồng ý của bên nhận thế chấp là ngân hàng.
Lúc này đây, để quá trình mua bán, sang nhượng được thuận lợi, thì bên bán và bên mua cần thỏa thuận với ngân hàng, đồng thời ký một biên bản thỏa thuận về việc thanh toán khoản đã vay của bên bán cho ngân hàng để rút giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ra. Sau đó sẽ tiến hành quy trình mua ban nhà đất như bình thường.
Thủ tục mua bán nhà đất đang thế chấp tại ngân hàng được tiến hành như thế nào?
Bước 1:
Bạn và bên mua nhà đất nên có sự trao đổi, thống nhất trước về việc trả khoản vay thế chấp tại ngân hàng. Sau đó tiến hành ký cam kết thỏa thuận giữa ba bên là bạn, người mua và ngân hàng. Bản cam kết này sẽ bao gồm các nội dung liên quan đến việc thanh toán khoản tiền mua nhà của bạn và bên mua. Đặc biệt là thanh toán khoản vay thế chấp trước đó cho phía ngân hàng. Bản cam kết này cần phải có chữ ký của 3 bên và được chứng thực.
Bước 2:
Tiếp đó, bạn sẽ tiến hành thanh toán một khoản tiền bằng tiền mua nhà đất mà bạn và người mua đã thỏa thuận vào tài khoản tại ngân hàng.
Ngân hàng sẽ tiến hành thanh toán cả gốc lẫn lãi của khoản vay thế chấp trước đó, sau đó tiến hành giải chấp nhà đất đang thế chấp và đưa sổ cùng khoản tiền còn lại (nếu có) cho Bên bán.
Bạn cần thanh toán cho ngân hàng toàn bộ số tiền đã vay trước đó để tiến hành giải chấp nhà đất
Bước 3:
Lúc này đây, bạn và bên mua sẽ tiếp tục tiến hành quy trình mua bán nhà đất như bình thường. Tiến hành lập hợp đồng mua bán nhà đất tại văn phòng công chứng.
Hai bên cần chuẩn bị mang theo các giấy tờ như: chứng minh nhân dân, sổ căn cước, sổ hộ khẩu, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy xác nhận tình trạng độc thân hoặc giấy chứng nhận đăng ký kết hôn.
Bước 4:
Nộp thuế thu nhập cá nhân và các khoản phí, thuế trước bạ tại chi cục thuế nơi có bất động sản. Vấn đề ai người nộp các khoản chi phí này bạn cần thỏa thuận trước với người mua.
Bước 5:
Thực hiện thủ tục sang tên giấy tờ nhà đất từ bạn sang tên người mua tại Văn phòng đăng ký đất đai. Hồ sơ sang tên bao gồm các loại giấy tờ sau:
-
Hợp đồng mua bán có công chứng chứng thực
-
Bản gốc giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
-
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân, lệ phí trước bạ.
-
Chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu
-
Đơn đề nghị đăng ký biến động
-
Đơn đề nghị cấp đổi, cấp lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Bạn đang theo dõi bài viết: Bán nhà đang thế chấp tại ngân hàng như thế nào? Bên cạnh đó, bạn cũng có thể tìm hiểu các thông tin kiến thức hữu ích khác qua tài liệu Rever biên soạn dưới đây:
Có thể bạn quan tâm:
- Quận 4 chuẩn bị chào đón "siêu" dự án resort 4.0 Sunshine Horizon
- 90% người đầu tư bất động sản trắng tay vì không nắm được những điều này
- Cùng REVER chọn mua 50 chung cư Quận 2 theo từng ngân sách cụ thể
- 3 nỗi lo lớn nhất khi đăng tin bán nhà và kinh nghiệm dành cho bạn
- "Vạch mặt" ngay những chiêu thức lừa đảo khiến người bán nhà mất sạch tiền
Hoàng Triều (TH)
Từ khóa liên quan