Vì sao khó xảy ra bong bóng bất động sản?

Cơ chế chính sách tín dụng của ngành NH đã và đang góp phần hạn chế rủi ro, từ đó góp phần hạn chế tình trạng bong bóng xảy ra như những năm trước đây.

Hiện nay việc rót vốn vào lĩnh vực BĐS của các NHTM tiến hành rất chặt chẽ và thận trọng, đảm bảo nguồn vốn an toàn, hiệu quả. Trên cơ sở đó, có thể nói cơ chế chính sách tín dụng của ngành NH đã và đang góp phần hạn chế rủi ro, từ đó góp phần hạn chế tình trạng bong bóng xảy ra như những năm trước đây.

Đó là khẳng định của ông Nguyễn Hoàng Minh, Phó Giám đốc NHNN chi nhánh TP.HCM tại buổi tọa đàm mới đây về hạn chế rủi ro khi mua nhà ở hình thành trong tương lai.

Theo Lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Chi nhánh TP.HCM, từ tháng 4/2012, NHNN đã loại bỏ BĐS ra khỏi lĩnh vực phi sản xuất và dỡ bỏ mức khống chế, cho vay BĐS trở lại bình thường. Sau quyết định này, có thể nói từ năm 2013 đến nay, thị trường BĐS đã thực sự khởi sắc và ấm dần lên, đặc biệt là năm 2015 thị trường bùng nổ kể cả về giá cũng như về giao dịch thành công.

"Có 2 nguyên nhân chính, dòng tiền từ 2013 đổ vào thị trường BĐS khá phong phú như vốn đầu tư nước ngoài (FDI), kiều hối, các quỹ đầu tư…, nhưng quan trọng hơn hết vẫn là nguồn từ tín dụng NH", ông Minh cho biết.

Theo đó, cho vay BĐS kể cả đối với các dự án hay cá nhân mua nhà đều là cho vay trung và dài hạn, không có cho vay ngắn hạn. Trong khi đó, tổng nguồn vốn huy động của NH có 86,4% là vốn huy động ngắn hạn, chỉ 13,6% vốn trung và dài hạn. Nhưng ngược lại, cho vay trung và dài hạn lại chiếm 54,6% trong tổng dư nợ, cho vay ngắn hạn chỉ chiếm khoảng 45,4% tổng dư nợ.

Do vậy, ông Minh cho rằng các NH thời gian qua cũng tích cực huy động vốn để khắc phục tình trạng mất cân đối này. Bên cạnh đó, các NH cũng chịu nhiều áp lực do tình trạng xử lý nợ xấu, chủ yếu là BĐS thời 2007-2010. Đến nay, hậu quả của nợ xấu đó đã để lại nhiều khó khăn cho ngành NH. Những bài học này đến nay vẫn còn nguyên giá trị. "Đánh giá lại tình hình nguồn vốn NH phục vụ cho thị trường BĐS, chúng tôi có những trăn trở trước những áp lực như thế", ông Minh nói thêm.

Hiện nay, cơ chế chính sách của ngành NH đang góp phần hạn chế rủi ro, không để bong bóng BĐS xảy ra. Cụ thể, Thông tư 06/2016 của NHNN về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Thông tư 36/2014 quy định về các giới hạn, các tỷ lệ an toàn hoạt động của các TCTD. Theo đó, từ năm 2017 các NHTM chỉ được sử dụng 50% vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn, và đến năm 2018 chỉ còn được sử dụng 40% vốn huy động ngắn hạn cho vay trung và dài hạn, trong khi chỉ số này từ năm 2016 trở về trước là 60%.

bongbong.jpg

Nhiều chuyên gia nhận định cơ chế chính sách tín dụng của ngành NH đang góp phần hạn chế tình trạng bong bóng BĐS

Quy định này cũng đặt ra bài toán hóc búa cho các ngân hàng thương mại vì vốn huy động chủ yếu là ngắn hạn nhưng cho vay trung, dài hạn chiếm phần lớn tổng dư nợ. Nay chỉ số này kéo xuống buộc các NH phải tính toán đưa ra những sản phẩm, dịch vụ để huy động vốn trung và dài hạn nhiều hơn.

Một cơ chế nữa là Thống đốc NHNN đã ban hành Chỉ thị 01 cho năm 2017 về các hoạt động của NH thực hiện chính sách tiền tệ. Trong đó có nêu rõ các tổ chức tín dụng khi mở rộng tín dụng của mình phải đảm bảo an toàn, hiệu quả, hạn chế rủi ro ở mức thấp nhất, đặc biệt phải kiểm soát chặt chẽ những lĩnh vực nhiều rủi ro như BĐS, BT, BOT giao thông.

Do đó, hiện nay việc rót vốn vào lĩnh vực BĐS của các ngân hàng thương mại tiến hành rất chặt chẽ và thận trọng, đảm bảo nguồn vốn an toàn, hiệu quả. Trên cơ sở đó, có thể nói cơ chế chính sách tín dụng của ngành NH đã và đang góp phần hạn chế rủi ro trong lĩnh vực BĐS, từ đó góp phần hạn chế tình trạng bong bóng xảy ra như những năm trước đây.

Còn theo ông Lê Hoàng Châu, thời gian gần đây nhiều người đang lo ngại bong bóng BĐS, nhưng để xảy ra bong bóng thị trường phải có 5 yếu tố để hình thành. Yếu tố đầu tiên là khi nền kinh tế phát triển nóng, như trường hợp năm 2007 mọi người đều dễ dàng có thể kiếm tiền rồi đem đổ vào BĐS. Thứ hai là yếu tố buông lỏng tín dụng quản lý tiền tệ. Thứ ba là lệch pha giữa các phân khúc nhà ở (thừa cao cấp, thiếu trung bình). Yếu tố thứ 4 là gia tăng nhà đầu tư kinh doanh thứ cấp, đầu cơ. Thứ năm là thiếu sự kiểm soát của cơ quan chức năng. Tuy nhiên, đến nay nền kinh tế chưa xuất hiện tất cả các dấu hiệu trên.

Ông Châu cũng cho hay, thời gian gần đây một số dự án có tới 70% nhà đầu tư vào mua bán. Nhưng thực sự chưa thấy xuất hiện nhà đầu cơ chuyên nghiệp như năm 2007, khi họ tạo sóng, lướt sóng một cách nhanh chóng làm ảnh hưởng đến toàn bộ thị trường BĐS, mà phải sau nhiều năm mới hồi phục.

“Tôi cho rằng chưa có bong bóng trên toàn bộ thị trường, nhưng đang có sốt ảo về đất nền, phân lô, đất ruộng”, ông Châu khẳng định. Nhưng những yếu tố hạ tầng như cầu đường đã làm tăng giá BĐS. Bên cạnh đó, một số nhà đầu tư công bố các dự án lớn làm nên những cơn sốt đất rất phi lý. Ví như đất vườn ở Long An, Củ Chi đã lên đến gần 12 triệu/m2, thậm chí có những khu vực đồng ruộng mà "cò" hét giá lên đến 20 triệu đồng/m2 là không thể chấp nhận được.

Tính đến cuối quý I/2017, tổng dư nợ trên địa bàn TP.HCM trên 1.500.000 tỷ đồng, trong đó có 56,4% tín dụng trung và dài hạn với khoảng hơn 800.000 tỷ đồng. Trong 800.000 tỷ đồng dư nợ tín dụng trung và dài hạn có 164.100 tỷ đồng dư nợ dành cho các dự án BĐS.

Theo đó, dư nợ cho vay BĐS chiếm khoảng 10,88% tổng dư nợ và chiếm khoảng 19,29% dư nợ tín dụng trung và dài hạn. So với đầu năm tín dụng BĐS tăng trên 4%, trong khi những năm 2013, 2014 và 2015, tín dụng BĐS tăng bình quân mỗi năm 11,7-12%. Nếu so với giai đoạn những năm 2008 trở về trước cũng như giai đoạn vừa qua, hiện nay có thể nói tín dụng BĐS có dư nợ cao nhất qua các thời kỳ.

Rever cung cấp Miễn phí đến bạn đọc Cẩm Nang Mua Bán Nhà theo dường dẫn dưới đây:

ba4201cb-0062-4592-ac5a-b0df798601c5

Có thể bạn quan tâm:

Theo Cafebiz.vn

Từ khóa liên quan

Bài viết cùng chủ đề

Do đâu bất động sản nghỉ dưỡng thiếu hụt nguồn cung?
Do đâu bất động sản nghỉ dưỡng thiếu hụt nguồn cung?

Theo các đơn vị nghiên cứu thị trường, lượng khách nước ngoài, chủ yếu từ các nước châu Á sẽ tiếp tục tìm đến thị trường Việt Nam, tạo điều kiện phát triển bất động sản nghỉ dưỡng. Tuy nhiên, nguồn cung của loại hình này lại đang thiếu hụt.

Đầu tư
30/08/2018
Bong bóng bất động sản nếu xảy ra sẽ ghê gớm và gây hậu quả lớn
Bong bóng bất động sản nếu xảy ra sẽ ghê gớm và gây hậu quả lớn

Thị trường bất động sản lại có thêm một lời cảnh báo nữa về nguy cơ diễn ra bong bóng bất động sản từ phó chủ tịch UBND thành phố Hồ Chí Minh.

Dự án
18/10/2016
Ngành nào được hưởng lợi nhiều nhất từ bất động sản?
Ngành nào được hưởng lợi nhiều nhất từ bất động sản?

Theo báo cáo mới nhất của Công ty Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BSC), tốc độ tăng trưởng thị trường BĐS đang góp phần "kéo" theo nhiều ngành nghề khác.

Hướng Dẫn
16/11/2016
Tại sao giới đầu tư lại chú ý đến sản phẩm bất động sản nghỉ dưỡng?
Tại sao giới đầu tư lại chú ý đến sản phẩm bất động sản nghỉ dưỡng?

Trong vài năm trở lại đây, ngành du lịch Việt Nam đang có những chuyển biến mạnh mẽ, thu hút không chỉ khách du lịch trong nước mà cả quốc tế. Và tất nhiên, với tiềm năng du lịch sẵn có, bất động sản nghỉ dưỡng cũng phát triển ngày càng mạnh nhằm đáp ứng nhu cầu lưu trú, nghỉ dưỡng cho du khách.

Thị trường
20/06/2018
Thị trường bất động sản sẽ có sự dịch chuyển lớn?
Thị trường bất động sản sẽ có sự dịch chuyển lớn?

Nhiều ý kiến nhận định về thực trạng và xu hướng thị trường bất động sản Việt đã được đưa ra tại Hội thảo Chiến lược gia tăng giá trị bất động sản do TheLeader tổ chức sáng 12/12/2018 tại TP.HCM.

Đầu tư
13/12/2018
Kỳ 1: Thực trạng sở hữu nhà và tình hình vay mua nhà ở TP.HCM
Kỳ 1: Thực trạng sở hữu nhà và tình hình vay mua nhà ở TP.HCM

Các bạn đang theo dõi Kỳ 1: Thực trạng sở hữu nhà và tình hình vay mua nhà ở TP.HCM trong Chuyên đề: Giải bài toán tài chính khi mua nhà do Rever thực hiện. Hãy cùng Rever tìm hiểu thông tin tổng quan về tình hình sở hữu nhà cũng như vay mua nhà ở tại TP.HCM thông qua bài viết dưới đây.

Dự án
13/08/2018
TP.HCM: Công khai thông tin dự án bất động sản
TP.HCM: Công khai thông tin dự án bất động sản

Những thông tin về dự án đủ điều kiện mở bán, cho thuê mua, được huy động vốn… phải được công khai trên các cổng thông tin điện tử của UBND thành phố và Sở Xây dựng để người dân theo dõi.

Dự án
17/10/2016
Vì sao ngày càng nhiều người thích vay tiền ngân hàng mua nhà?
Vì sao ngày càng nhiều người thích vay tiền ngân hàng mua nhà?

Lí giải 3 nguyên nhân chính khiến tỉ lệ người vay mua nhà tại TP.HCM, Hà Nội lên đến 65% và vẫn có chiều hướng gia tăng

Thị trường bất động sản 2019: Ổn định và khó xảy ra “bong bóng”
Thị trường bất động sản 2019: Ổn định và khó xảy ra “bong bóng”

Tại báo cáo giữa quý III, HoREA đã nhận định thị trường bất động sản trong năm 2019 sẽ ổn định và khó xảy ra "bong bóng".

Đầu tư
20/12/2018
Toàn cảnh công trường xây dựng tòa tháp Landmark 81
Toàn cảnh công trường xây dựng tòa tháp Landmark 81

Tòa tháp Landmark 81 sở hữu nhiều kỷ lục như: tòa nhà xanh lớn nhất Việt Nam; tòa nhà cao nhất Việt Nam; đài quan sát cao nhất Việt Nam…

Dự án
02/07/2020
Danh sách 42 ngân hàng đủ năng lực bảo lãnh nhà ở hình thành trong tương lai
Danh sách 42 ngân hàng đủ năng lực bảo lãnh nhà ở hình thành trong tương lai

Rever gửi đến bạn danh sách 42 ngân hàng thương mại đủ năng lực thực hiện bảo lãnh nhà ở hình thành trong tương lai.

Bất động sản thế nào được đánh giá là có pháp lý tốt?
Bất động sản thế nào được đánh giá là có pháp lý tốt?

Tranh chấp, sổ đỏ, sổ hồng có chính chủ không? Đây là những vấn đề nan giải khi mua bán bất động sản. Vậy làm thế nào để biết bất động sản có pháp lý tốt?

Hướng Dẫn
18/11/2022
Nên bán bất động sản vào thời điểm nào?
Nên bán bất động sản vào thời điểm nào?

Lựa chọn đúng thời điểm để bán bất động sản không chỉ giúp giao dịch mua bán diễn ra nhanh chóng mà còn giúp bạn có thể bán với giá tốt hơn.

Hướng Dẫn
09/06/2017
Cách 'bắt mạch' bong bóng bất động sản năm 2019
Cách 'bắt mạch' bong bóng bất động sản năm 2019

Nhà đầu tư có thể theo dõi kinh tế vĩ mô và chính sách tài chính là phong vũ biểu của thị trường địa ốc, để canh bong bóng bất động sản.

Đầu tư
26/12/2018
7 điểm nghẽn đang tồn tại của thị trường bất động sản TP.HCM
7 điểm nghẽn đang tồn tại của thị trường bất động sản TP.HCM

Theo phân tích của các chuyên gia bất động sản thì hiện tại thị trường nhà ở đang có 7 điểm nghẽn mà theo dự báo có thể kéo dài sang năm 2019. Những điểm nghẽn đó là gì?

Đầu tư
27/12/2018
Tình hình vay vốn mua nhà của các ngân hàng trong 2018
Tình hình vay vốn mua nhà của các ngân hàng trong 2018

Trong năm 2018, tình hình vay vốn mua nhà của các ngân hàng có những thay đổi như thế nào? Cùng Rever tìm hiểu nhé!

Đầu tư
12/11/2018
Bất động sản 2017 sẽ có gói tín dụng nào sau gói 30.000 tỷ?
Bất động sản 2017 sẽ có gói tín dụng nào sau gói 30.000 tỷ?

Với chính sách tốt, quỹ tín dụng cho ngành bất động sản 2017 sau gói vay 30.000 tỷ vẫn sẽ tiếp tục phát triển không bị hạn chế.

Thị trường
08/05/2017
Hạ tầng nâng cấp "nóng", bất động sản liệu có "rã băng"?
Hạ tầng nâng cấp "nóng", bất động sản liệu có "rã băng"?

Lãi suất hợp lý cộng với những giải pháp gỡ vướng về thủ tục pháp lý sẽ tạo nguồn cung mới, dòng tiền sẽ sớm quay trở lại với thị trường BĐS, giúp thị trường khởi sắc.

Thị trường
07/08/2023
8 lời khuyên cho doanh nghiệp trước giờ "G" ngân hàng siết tín dụng vào bất động sản
8 lời khuyên cho doanh nghiệp trước giờ "G" ngân hàng siết tín dụng vào bất động sản

Trong thời gian sắp tới, các tổ chức tín dụng tại nước ta sẽ "siết chặt" quỹ tín dụng đầu tư vào bất động sản. Với tình hình này, các nhà đầu tư bất động sản cần có giải pháp gì để huy động nguồn vốn hiệu quả?

Đầu tư
23/12/2018
Bong bóng bất động sản liệu có tái diễn?
Bong bóng bất động sản liệu có tái diễn?

Những ngày gần đây, câu chuyện bội cung căn hộ cao cấp và thiếu hụt căn hộ bình dân đang được dư luận đặc biệt quan tâm và thông tin về vấn đề này vẫn lan tràn trên các mặt báo. Liệu tình trạng này có dẫn đến nguy cơ tái diễn "bong bóng bất động sản"?

Hướng Dẫn
10/10/2016