Vạch trần 7 'BẪY' CÂU CHỮ trong hợp đồng mua bán nhà đất và ví dụ thực tế

Bút sa gà chết, người mua ký vào những hợp đồng mua bán này sẽ là bên chịu thiệt khi có tranh chấp xảy ra.

Lợi dụng sự nhập nhằng của câu chữ để cài cắm những "cái bẫy" tinh vi trong hợp đồng mua bán nhà đất là chiêu thức thường gặp của những chủ đầu tư chụp giật. Không nhận diện được những cái bẫy này thì "bút sa, gà chết", người mua sẽ là bên chịu thiệt khi có tranh chấp xảy ra.

852d3b15-64cd-4da2-a961-cc1a700ecfa6

"Bẫy" câu chữ trong hợp đồng mua bán nhà đất #1: Về thời hạn bàn giao nhà

Ví dụ:

Trong điều khoản xử phạt chủ đầu tư chậm bàn giao nhà tại một dự án ở Hà Nội quy định như sau:

"Thời gian bàn giao có thể sớm hoặc trễ hơn nhưng không vượt quá 90 ngày kể từ quý I/2019."

Phân tích bất lợi:

Thoạt nhìn, điều khoản này không có vấn đề gì và nhiều khách hàng của dự án đó lúc bấy giờ cũng nghĩ như vậy. Nhưng, đến tận quý I/2020 thì chủ đầu tư này vẫn chưa bàn giao nhà nên nhiều khách hàng cho rằng vẫn chưa nhận được nhà nên không trả nốt tiền theo tiến độ và yêu cầu chủ đầu tư chịu tiền phạt.

Tuy nhiên, trong Bộ luật Dân sự lại không có khái niệm "bàn giao theo quý" và cách tính thời hạn "quý", nên khách hàng đã bị tòa xử thua. Thậm chí, các khách hàng còn trở thành người phải bồi thường cho chủ đầu tư vì trước đó lại chủ ý vi phạm không thanh toán theo đúng tiến độ.

bay-trong-hop-dong-mua-ban-nha-dat-05

Bộ luật Dân sự lại không có khái niệm "bàn giao theo quý" và cách tính thời hạn "quý".

"Bẫy" câu chữ trong hợp đồng mua bán nhà đất #2: Về việc cấp sổ hồng

Ví dụ:

Tại Khoản j, Mục 5.2, Điều 5 hợp đồng mua bán của một dự án căn hộ tại TP.HCM có quy định như sau:

"Trong thời hạn 50 ngày kể từ ngày bàn giao nhà thì chủ đầu tư có trách nhiệm thực hiện thủ tục đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu căn hộ cho cư dân."

Nhưng tại Khoản k, Mục 5.2, Điều 5 của hợp đồng lại lồng ghép thêm điều khoản:

"Hai bên đồng ý rằng thời hạn cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu phụ thuộc vào quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền".

Phân tích bất lợi:

Kết hợp hai điều khoản trên sẽ xuất hiện một "lỗ hỏng" rất bất lợi cho khách mua nhà. Cụ thể, nếu vì lý do vi phạm của chủ đầu tư (chưa đóng tiền sử dụng đất, xây dựng sai khác quy hoạch,...) dẫn đến cơ quan quản lý không chấp nhận cấp sổ hồng cho cư dân thì chủ đầu tư cũng không được xét là vi phạm hợp đồng!

bay-trong-hop-dong-mua-ban-nha-dat-04

Bạn nên tham khảo người có chuyên môn luật pháp trước khi ký vào hợp đồng mua bán nhà đất.

"Bẫy" câu chữ trong hợp đồng mua bán nhà đất #3: Về việc hoàn tiền khi thanh lý hợp đồng

Ví dụ:

Một hợp đồng mua bán nhà phố tại Hà Nội có quy định như sau:

"Bất kỳ khoản hoàn trả nào từ Bên A cho Bên B sẽ không được thực hiện cho đến khi bất động sản được chuyển nhượng và bên A đã nhận đủ tiền thanh toán cho bên thứ ba khác đối với bất động sản này".

(Bên A là chủ đầu tư, bên B là khách mua).

Phân tích bất lợi:

Theo đó, nếu giao dịch thất bại và cả hai bên đều nhất trí thanh lý hợp đồng mua bán nhà đất thì khách mua cũng không thể nhận lại ngay số tiền đã nộp cho chủ đầu tư, mà khách mua phải chờ cho đến khi chủ đầu tư bán được căn hộ đó cho người khác và đã nhận đủ tiền. Và thời hạn chờ đợi là vô định!

bay-trong-hop-dong-mua-ban-nha-dat-06

Bạn cần lưu ý thời hạn được hoàn trả tiền nếu thanh lý hợp đồng.

"Bẫy" câu chữ trong hợp đồng mua bán nhà đất #4: Về việc bảo mật thông tin

Ví dụ:

Ở nhiều dự án mua bán nhà đất thường có điều khoản quy định:

"Khách mua không được tiết lộ thông tin trong hợp đồng mua bán cho bên thứ ba. Nếu chủ đầu tư phát hiện hợp đồng mua bán nhà đất bị lộ thì hợp đồng sẽ ngay lập tức bị vô hiệu hóa."

Phân tích bất lợi:

Như vậy, nếu có tranh chấp xảy ra và khách mua mang hợp đồng mua bán cho luật sư của mình xem xét để thực hiện kiện tụng thì cũng bị tính là vi phạm điều khoản bảo mật thông tin. Theo đó, khách mua mặc định sẽ là người mất trắng.

bay-trong-hop-dong-mua-ban-nha-dat-02

"Bút sa, gà chết", người mua nhà không nên xem nhẹ bất cứ điều khoản nào trong hợp đồng mua bán.

"Bẫy" câu chữ trong hợp đồng mua bán nhà đất #5: Về quyền sử dụng nhà đất

Ví dụ:

Trong một hợp đồng mua bán đất nền tại Đồng Nai quy định:

"Khách hàng không được tự ý mua bán, trao đổi, chuyển nhượng quyền sử dụng lô đất mà phải có sự đồng ý và cho phép từ chủ đầu tư".

Phân tích bất lợi:

Nếu bất cẩn bỏ qua điều khoản này thì sẽ rất rắc rối về sau cho người mua, bởi đất của mình nhưng khi muốn bán cho người khác thì phải "xin phép" chủ đầu tư. Thậm chí sẽ xuất hiện những khoản tiền phạt vô lý nếu khách hàng vô tình vi phạm hợp đồng.

bay-trong-hop-dong-mua-ban-nha-dat-03

Thật trớ trêu khi đất của mình nhưng muốn bán phải "xin phép" chủ đầu tư.

"Bẫy" câu chữ trong hợp đồng mua bán nhà đất #6: Về tiền phạt vi phạm hợp đồng

Ví dụ:

Trong một hợp đồng mua bán nhà phố tại TP.HCM quy định:

"Bên A có nghĩa vụ bàn giao đất, tài sản cho bên bên B trong thời gian 60 ngày kể từ khi nhận đủ tiền, nếu không phải trả cho bên B tiền lãi tính theo lãi suất gửi ngân hàng. Nhưng nếu bên B quá hạn thanh toán 15 ngày trở lên thì bị phạt 0.1% ngày trên số tiền chậm thanh toán."

(Bên A là chủ đầu tư, bên B là khách mua).

Phân tích bất lợi:

Khi so sánh giữa hai khoản tiền phạt, ta có thể thấy rõ chủ đầu tư là bên được lợi nhiều hơn so với khách mua.

Nếu chủ đầu tư bàn giao trễ thì chỉ phải trả tiền lãi theo lãi suất gửi ngân hàng (thường dao động từ 5 - 7%/năm). Trong khi đó, người mua thanh toán trễ phải trả lãi suất 0.1% ngày, tương đương 36%/năm!

bay-trong-hop-dong-mua-ban-nha-dat-01

Bạn nên so sánh kỹ các điều khoản để không bị bên bán "qua mặt".

"Bẫy" câu chữ trong hợp đồng mua bán nhà đất #7: Về giá trị hợp đồng

Ví dụ:

Trong một hợp đồng mua bán căn hộ tại Hà Nội, có một điều khoản mà theo đó giá trị hợp đồng mua bán nhà đất chỉ là "tạm tính".

Phân tích bất lợi:

Rất có thể, nếu bất cẩn ký vào một hợp đồng như vậy thì số tiền thực tế khách mua phải trả sẽ cao hơn nhiều, vì giá ban đầu chỉ là "tạm tính".

Nếu bên bán buộc khách mua phải chuyển thêm một số tiền gia tăng thì khách mua cũng phải đành chuyển thêm để không bị mất luôn số tiền đã chuyển từ trước.

Bạn vừa xem qua bài viết Vạch trần 7 'BẪY' CÂU CHỮ trong hợp đồng mua bán nhà đất và ví dụ thực tế. Sau khi xem qua những thông tin trên, nếu bạn cần hỗ trợ thêm thì hãy liên hệ ngay với Rever qua số Hotline: 1800 234 546 để được tư vấn trực tiếp. 64f51475-d604-4505-87ee-cc1bc2e9fbdc Có thể bạn quan tâm:

Nguyên Phương (Tổng Hợp)

Từ khóa liên quan

Bài viết cùng chủ đề

Mua nhà đất đồng sở hữu: Cẩn thận kẻo "mất trắng"
Mua nhà đất đồng sở hữu: Cẩn thận kẻo "mất trắng"

Nhà đất đồng sở hữu thường có giá rẻ hơn so với thị trường nhưng đi kèm với đó là những rủi ro mà người mua cần phải tìm hiểu kỹ trước khi mua.

4 tranh chấp thường xảy ra khi đặt cọc mua bán nhà đất
4 tranh chấp thường xảy ra khi đặt cọc mua bán nhà đất

Tiền cọc có thể chỉ là một số tiền nhỏ so với tổng giá trị hợp đồng mua bán nhà đất nhưng nếu không xét kỹ, bạn có thể vướng vào các tranh chấp rắc rối.

Đầu tư
17/02/2022
Mẫu hợp đồng mua bán nhà đất mới nhất
Mẫu hợp đồng mua bán nhà đất mới nhất

Trong quá trình mua bán nhà đất, việc soạn thảo hợp đồng là điều vô cùng quan trọng nhằm đảm bảo tính pháp lý đối với những quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm mà hai bên mua - bán phải thực hiện.

Thuật ngữ giao dịch nhà đất cơ bản
Thuật ngữ giao dịch nhà đất cơ bản

Nắm được các thuật ngữ trong lĩnh vực nhà đất sẽ giúp bạn giao dịch thành công và dễ dàng hơn

Hướng Dẫn
11/04/2017
Mua nhà hình thành trong tương lai, bạn sẽ nhận được những quyền lợi nào?
Mua nhà hình thành trong tương lai, bạn sẽ nhận được những quyền lợi nào?

Để có thêm quyết định khi mua nhà hình thành trong tương lai, bạn cần nắm rõ những quyền lợi của mình khi tiến hành giao dịch loại hình đầu tư này.

Lưu ý vấn đề công chứng hợp đồng trong mua bán
Lưu ý vấn đề công chứng hợp đồng trong mua bán

Việc chuyển nhượng, mua bán nhà đất được xem là hợp lệ phải thực hiện trên giấy tờ, hợp đồng, có công chứng và chứng thực dựa theo luật kinh doanh bất động sản. Dưới đây là một vài lưu ý trong công chứng hợp đồng mua bán.

Hướng Dẫn
20/06/2018
7 cách giúp bạn mua nhà trên "giấy" an toàn, không lo bị lừa trắng tay
7 cách giúp bạn mua nhà trên "giấy" an toàn, không lo bị lừa trắng tay

Đầu tư mua nhà trên "giấy" có thể đem lại cho bạn lợi nhuận rất lớn. Tuy nhiên, đi kèm với đó là các rủi ro có thể khiến bạn mất trắng.

Cảnh giác lừa đảo nhà đất: Muôn kiểu lừa tiền đặt cọc!
Cảnh giác lừa đảo nhà đất: Muôn kiểu lừa tiền đặt cọc!

Hợp đồng cọc nhằm đảm bảo các bên giữ đúng cam kết trong mua bán nhà đất nhưng cũng mang nhiều rủi ro khiến người mua rơi vào cảnh thua đơn, thiệt kép.

Mẫu hợp đồng đặt cọc mua bán nhà đất mới nhất 2018
Mẫu hợp đồng đặt cọc mua bán nhà đất mới nhất 2018

Nhà đất là tài sản có giá trị lớn nên trước khi ký hợp đồng mua bán nhà đất, hầu hết các bên thường ký hợp đồng đặt cọc mua bán nhà đất để đảm bảo giao kết hợp đồng mua bán sau này.

BẠN CÓ BIẾT những hợp đồng bắt buộc CÔNG CHỨNG khi mua bán nhà đất
BẠN CÓ BIẾT những hợp đồng bắt buộc CÔNG CHỨNG khi mua bán nhà đất

Rever gửi đến bạn danh sách những hợp đồng bắt buộc CÔNG CHỨNG khi mua bán nhà đất.

Những lý do chậm giao sổ hồng chung cư mà cư dân nên biết
Những lý do chậm giao sổ hồng chung cư mà cư dân nên biết

Nhiều khách hàng mua căn hộ chung cư gặp khó khăn trong việc làm thủ tục cấp sổ hồng, vậy nguyên nhân vì sao chậm giao sổ hồng chung cư?

Hướng Dẫn
05/08/2021
Mẫu hợp đồng mua bán tài sản gắn liền với đất
Mẫu hợp đồng mua bán tài sản gắn liền với đất

Trong quá trình mua bán tài sản gắn liền với đất, chúng ta cần phải soạn thảo hợp đồng như thế nào để đảm bảo giá trị pháp lý của văn bản?

Hướng Dẫn
11/01/2019
Những thủ tục hành chính cần phải có khi mua bán nhà đất
Những thủ tục hành chính cần phải có khi mua bán nhà đất

Khi tiến hành một giao dịch mua bán nhà, chúng ta cần phải đảm bảo một số thủ tục hành chính cơ bản được hoàn thành nhằm tránh rủi ro sau này.

5 NGUYÊN TẮC khi lập hợp đồng đặt cọc mua bán nhà đất
5 NGUYÊN TẮC khi lập hợp đồng đặt cọc mua bán nhà đất

Người mua nhà nên chú ý đến 5 nguyên tắc sau khi ký hợp đồng đặt cọc mua bán nhà đất.

Chỉ mặt 20 tình huống tranh chấp mua bán nhà đất phổ biến nhất (Phần 1)
Chỉ mặt 20 tình huống tranh chấp mua bán nhà đất phổ biến nhất (Phần 1)

Cùng Rever điểm qua 20 tình huống tranh chấp thường gặp khi mua bán nhà đất, giúp bạn có thêm kinh nghiệm cần thiết, tránh được các rủi ro.

Trước khi ký hợp đồng mua bán nhà đất, cảnh giác những điều khoản "bẫy" này
Trước khi ký hợp đồng mua bán nhà đất, cảnh giác những điều khoản "bẫy" này

Hợp đồng mua bán nhà đất là giá trị cốt lõi của mọi giao dịch, vậy bạn có biết mẫu hợp đồng mua bán nhà đất bao gồm những gì và cần lưu ý gì khi ký kết?

Mua nhà dự án: Đây là 5 điều khoản hợp đồng người mua phải đặc biệt lưu ý!
Mua nhà dự án: Đây là 5 điều khoản hợp đồng người mua phải đặc biệt lưu ý!

Nhiều trường hợp người mua nhà trên giấy rơi vào tình thế trở tay không kịp chỉ vì bất cẩn bỏ qua 5 điều khoản này trong Hợp đồng mua bán.

7 điều cần lưu ý khi ký hợp đồng mua bán căn hộ năm 2018
7 điều cần lưu ý khi ký hợp đồng mua bán căn hộ năm 2018

Dựa trên những tranh chấp thường hay xảy ra, Rever.vn tổng hợp những điểm quan trọng trong hợp đồng mua bán căn hộ mà bạn không nên bỏ qua để tự bảo vệ quyền lợi của mình.

7 lưu ý nhất định phải biết khi ký hợp đồng mua căn hộ
7 lưu ý nhất định phải biết khi ký hợp đồng mua căn hộ

Nhằm bảo vệ quyền lợi của mình và những rủi ro có thể xảy ra về sau, vì thế trước khi đặt bút ký hợp đồng mua căn hộ người mua cần lưu ý những điểm sau.

Hướng Dẫn
21/07/2021
Lời khuyên từ chuyên gia Trung Quốc dành cho người mua nhà nội địa, người Việt Nam học hỏi được gì?
Lời khuyên từ chuyên gia Trung Quốc dành cho người mua nhà nội địa, người Việt Nam học hỏi được gì?

Dưới đây là hướng dẫn từ các chuyên gia địa ốc Trung Quốc nhằm giúp người dân nội địa mua nhà an toàn. Người mua nhà Việt Nam cũng có thể học hỏi từ đây.