Top 7 lỗi người mua nhà lần đầu thường gặp
07/12/2017
7 điều bạn cần biết để không gia tăng áp lực tài chính, rắc rối và stress khi sở hữu căn nhà đầu tiên của gia đình
Mua nhà là giao dịch giá trị lớn quan trọng. Quá trình tìm kiếm và hoàn tất giao dịch mua nhà cũng có thể kéo dài 1 đến 2 năm nếu bạn là người mua khó tính. Trong quá trình đó, có rất nhiều rủi ro có thể xảy ra khiến quá trình mua nhà trở nên khó khăn và stress. Cùng Rever điểm qua Top 7 lỗi người mua nhà thường gặp phải.
1. Mua nhà dù bạn dự định chuyển đi sớm
Hãy đặt câu hỏi liệu bạn sẽ thực sự định cư dài lâu tại địa điểm này không. Nếu bạn không chắc chắn rằng bạn sẽ ở đó ít nhất trong vài năm, thì đây không phải là thời điểm thích hợp để mua nhà – dù nhận được nhiều ưu đãi về mua nhà, chiết khấu hay điều kiện tài chính đầy đủ hay không. Khi bạn quyết định mua nhà ngay cả khi biết mình sẽ không định cư tại đây dài lâu sẽ không là lựa chọn thông minh và có khả năng gây thiệt hại tài chính cũng như tự gây áp lực cho bản thân. Không phải tất cả các căn nhà đều có thể cho thuê và bán lại nhanh chóng ngay khi bạn cần. Khi bị áp lực tài chính cần xoay chuyển dòng tiền, để thúc đẩy giao dịch bán hoặc cho thuê nhà, rất có thể bạn phải chấp nhận bán lỗ hoặc cho thuê giá thấp.
Lời khuyên của Rever
Nếu như bạn không sống tại nơi có thị trường thuê/mua bán nhà sôi động, giải pháp an toàn nhất là không nên mua nhà ngay thời điểm này.
2. Mua nhà vượt ngân sách
Mua một căn nhà có thể làm bạn trở nên phấn khích. Nhìn xem ngôi nhà kia kìa! Cả ngôi nhà kia nữa! Bỏ thêm một chút nữa, bạn có thể có bàn bếp bằng đá granite, thêm cả một phòng làm việc nữa! Khi mà bạn đang xem xét những con số lớn khi lướt qua các dự án bất động sản thì giá đột nhiên không khác là bao khi bỏ thêm 100 hay 200 triệu để mua được căn nhà mà bạn muốn. Nhưng chính những khoản chi phí nhỏ đó sẽ dễ dàng làm bạn gặp khó khăn khi mất khả năng chi trả.
“ Mọi người thường nhìn vào số tiền tối đa mà họ có thể trả mỗi tháng, và họ không thực sự nghĩ về chuyện gì sẽ xảy ra nếu thu nhập của họ giảm sút hoặc họ buộc phải thay đổi công việc.”
Lời khuyên của Rever
Hãy đặt ra sẵn hạn mức chi trả. Điều này không chỉ chứng tỏ với người môi giới và người bán rằng bạn rất nghiêm túc, mà còn đồng thời cho bạn biết giới hạn tối đa của mình. Hãy nhớ rằng ngân hàng và người cho vay luôn có mặt để cho bạn mượn tiền. Bạn mượn càng nhiều thì càng tốt cho họ. Họ sẽ muốn bạn vay tối đa. Tuy nhiên, hãy chỉ vay đúng hạn mức chi trả hoặc thấp hơn 20%.
3. Quên tính các khoản chi phí cộng dồn
Mua một ngôi nhà không chỉ đơn giản là thay vì trả tiền thuê nhà hàng tháng thì bạn đang thanh toán tiền mua nhà định kì. Có những khoản chi phí nhỏ khác bạn cũng cần kiểm soát như phí bảo trì, phí gửi xe, phí tiện ích (vốn tốn kém không ít), thuế tài sản, v.v. Số tiền thực sự phải trả mỗi tháng có thể vượt mức giá hạn định khi bạn không tính toán chi tiết những phí và thuế này.
Lời khuyên của Rever
Hãy hỏi thăm những người có nhà tại vị trí tương đồng căn nhà của bạn hoặc chủ nhà trong các group cư dân trên Facebook về chi phí điện nước, chi phí bảo trì, chi phí quản lý, các chi phí ẩn, v.v. Hãy cộng tất cả những con số này để biết bạn có đủ tiền mua nhà hay không. Và đừng quên phí chuyển nhượng và lệ phí trước bạ. Chi phí trung bình sẽ trong khoảng 2-4% giá trị tài sản.
Đừng bỏ qua những khoản chi phí nhỏ, hãy hỏi kỹ trước khi quyết định mua để không vượt quá ngân sách.
4. Không quan tâm đến khoản bảo hiểm hàng năm cho khoản vay ngân hàng mua nhà
Ít người vay ngân hàng mua nhà biết mình sẽ phải trả thêm phí bảo hiểm cho chính khoản vay này. Thông thường, mức phí bảo hiểm sẽ là 0,1% cho toàn giá trị căn nhà, số tiền bồi thường sẽ tương đương với giá trị căn nhà hoặc thấp hơn tùy kết quả thẩm định. Mức phí này được tính trước hàng năm dựa trên kế hoạch được quy định theo hợp đồng. Và theo đó, mức phí này sẽ giảm dần hàng năm dựa trên số dư nợ giảm dần còn lại.
Ngân hàng thường sẽ muốn đảm bảo quyền lợi của mình nên muốn khách hàng đóng mức phí bảo hiểm cao hơn, do đó lựa chọn đóng mức phí bảo hiểm nào là tùy lựa chọn ngân hàng.
Lời khuyên của Rever
Khi mua bảo hiểm cho việc vay vốn, khách hàng nên cân nhắc chọn mua bảo hiểm có gói chi phí thấp.
5. Đừng quên viết tất cả mọi thứ trên giấy tờ
Bạn sẽ không phải là người mua đầu tiên tưởng rằng lò nướng và bếp từ cũng sẽ là một phần của căn nhà – cho đến khi biết rằng bạn chỉ có một căn bếp không khi đã gần như mua. Từ thực tế xử lý nhiều giao dịch chuyển nhượng của Rever, có nhiều người mua suy đi tính lại vì người bán mang toàn bộ nội thất đi, trong khi người mua luôn nghĩ rằng đó là đồ đi kèm luôn. Một số thứ bạn cần hỏi kỹ lại chủ nhà liệu nó có được kèm theo không như: cửa sổ, bồn tắm, thiết bị chiếu sáng, thiết bị phòng tắm, quạt trần và các thiết bị có giá trị lớn như máy giặt và máy sấy, lò nướng, bếp, sofa, đồ trang trí. Thay thế những thứ sẽ được để lại có thể tốn đến hàng trăm triệu, vì vậy đây không phải là một khoản nhỏ.
Lời khuyên của Rever
Đọc kĩ bạn hợp đồng của từ trong ra ngoài. Nếu như đồ vật nào mà bạn nghĩ sẽ có trong danh sách mà lại không, thì hãy hỏi lại và thêm vào.
6. Đừng bỏ qua việc kiểm tra nhà
Kể cả khi ngôi nhà trông điều kiện rất tốt, bạn vẫn nên tiến hành kiểm tra nhà toàn diện bởi người có chuyên môn. Mọi người thường nghĩ việc kiểm tra nhà và định giá là một trong khi chúng không hề giống nhau. Một người kiểm tra nhà có chuyên môn sẽ biết những chỗ cần kiểm tra tỉ mỉ mà bạn thường không chú ý đến. Như mái tôn có tốt không hay những đường nứt nhỏ ở phần móng nhà có phải là vấn đề lớn không. Họ sẽ biết để ý đến những dấu hiệu của đường nước hỏng hay sự bền chắc ở trên gác mái. Nếu như những vấn đề này cần phải sửa chữa, bạn sẽ có thể thương lượng giá với người bán để hạ giá xuống. Nói một cách khác, việc kiểm tra nhà đáng đồng tiền bát gạo.
Lời khuyên của Rever
Sử dụng gợi ý của người môi giới, những kiến trúc sư xây dựng hoặc những người bạn đã có kinh nghiệm mua nhà, và có một cuộc kiểm tra nghiêm túc.
7. Đừng nghĩ rằng nhà mới thì bạn cũng phải mua toàn bộ đồ mới
Rất nhiều người mua một căn nhà xinh xắn, và nhìn vào cái xe cũ ở cạnh đường vào nhà và
nghĩ “Hay là mua xe luôn đi”. Hoặc bạn đột nhiên có một phòng khách đàng hoàng nhưng lại không có đồ phù hợp để để ở đó – nên bạn phải mua chúng! Đó là một sai lầm khiến bạn cảm thấy phải nâng cấp đồ đạc sẵn có để phù hợp với ngôi nhà mới cóng này, trong khi chúng chưa thực sự cần thiết.
Lời khuyên của Rever
Bạn sẽ không muốn rơi vào tình trạng lạm chi ở thẻ tín dụng chỉ để mua đồ mới cho hợp với nhà mới.
Rever gửi đến bạn Bảng tính lãi suất ngân hàng mua nhà bằng file Excel. Bạn hoàn toàn có thể tính toán số tiền phải chi trả lo ngân hàng bao gồm lãi suất và tiền gốc và kiểm soát khả năng chi trả của mình cho việc mua nhà:
Thông tin liên quan:
Từ khóa liên quan