Người trẻ khi nào mới thôi tư duy kiểu “đếm cua trong lỗ” khi mua nhà?

Các bạn trẻ ngày nay mua nhà tính toán thật đơn giản, thậm chí còn vẽ ra một viễn cảnh màu hồng khi mua nhà trong khi tiền thì không có sẵn.

Không biết có phải tôi đã quá “già cỗi” hay không mà sao thấy các bạn trẻ ngày nay mua nhà tính toán thật đơn giản, thậm chí còn vẽ ra một viễn cảnh màu hồng khi mua nhà trong khi tiền thì không có sẵn.

Dân ta bao đời nay vẫn tin tưởng vào lời ông cha dạy, đó là “an cư” rồi mới đến “lạc nghiệp”. Điều đó không hề sai, vì nếu có nhà rồi thì không phải lo cảnh nhà cửa tạm bợ, vợ chồng con cái chui rúc trong căn phòng trọ chật chội. Nhưng nếu tin một cách mù quáng, lao vào mua nhà khi vốn có sẵn không nhiều cùng cách tính “đếm cua trong lỗ” thì có nguy cơ lâm vào cảnh khốn đốn vì nợ nần.

“Đếm cua trong lỗ” mà tôi nói ở đây chính là việc tính trước những kết quả không chắc đạt được, và cũng không lường trước đến những bất trắc có thể xảy ra khi mua nhà. Chẳng hạn như hai trường hợp của hai đứa em họ tôi dưới đây.

Đầu tiên là thằng em họ tên Hậu, cũng là đồng hương ở miền Tây với tôi. Nó cưới vợ năm 2015, cả hai vợ chồng đều sinh sống và làm việc ở Tp.HCM. Hai đứa ở nhà thuê với chi phí mỗi tháng cả điện và nước là khoảng 5 triệu đồng. Trong khi đó, tổng thu nhập hàng tháng của vợ chồng Hậu là khoảng 25 triệu đồng, trừ tiền trọ, tiền gửi ông bà ở quê và chi tiêu sinh hoạt thì mỗi tháng vợ chồng nó cũng dư ra được tầm 10 triệu đồng. Cứ như thế sau 3 năm kết hôn thì có trong tay khoảng 250 triệu.

Ban đầu, khi hai đứa cưới nhau tôi đã có khuyên, nếu muốn mua nhà ở Sài Gòn này thì khi nào để dành được khoảng 500-600 triệu rồi hãy mua. Thứ nhất là có sẵn tiền đóng trước 20-30% rồi vay ngân hàng thêm, thứ hai nữa là có một số tiền dự phòng tài chính, nếu lỡ có bất trắc gì cần tiền thì còn trở tay kịp. Thêm nữa là, khoan hãy sinh con đẻ cái, đợi có vốn kha khá rồi sinh cho thoải mái hơn.

Hai đứa nó cũng nghe lọt tay nên lâu lâu sau cũng không thấy nhắc đến chuyện mua nhà. Cho đến cuối năm 2018, vợ nó được một người bạn giới thiệu cho một dự án chung cư giá rẻ ở ngoại ô thành phố dành cho người có thu nhập thấp. Nói là ngoại ô nhưng cách trung tâm quận 1 chừng 15km, một căn hộ 47m2 cả tường, 2 phòng ngủ với giá khoảng 1,1 tỷ đồng.

Bao nhiêu năm sống trong nhà trọ nên vợ chồng nó thấy như vậy là tốt quá rồi. Quá ưng ý, hai đứa không ngần ngại đặt cọc và đóng luôn đợt đầu là 150 triệu. Vì hai bên gia đình đều không có điều kiện hỗ trợ thêm, lại quá thích căn nhà nên hai đứa làm liều, nhẩm tính kiểu “đếm cua trong lỗ”, nào là chưa vội sinh con, nào là sẽ tìm thêm việc, nào là sẽ tiết kiệm tối đa để trả tiền góp căn hộ mỗi tháng. Vậy là thằng em tôi ký hợp đồng mua bán căn hộ ngay tức khắc mà không suy nghĩ nhiều.

Nguoi-tre-khi-nao-moi-thoi-tu-duy-kieu-dem-cua-trong-lo-khi-mua-nha

Tự vẽ ra một viễn cảnh màu hồng khi mua nhà trả dần, đó là điều mà người trẻ hay mắc phải… (Ảnh minh họa)

Dự án đó được chủ đầu tư liên kết với ngân hàng, có thể cho vay lên đến 70% giá trị căn nhà. Số còn lại, nghe đầu hai vợ chồng nó vay mượn từ anh chị em họ hàng với cả đồng nghiệp trong công ty. Bước đầu, hai đứa nó nhẩm tính thế này, nếu vay ngân hàng 700 triệu, lãi suất cao nhất là 11%/năm, năm đầu tiên tạm thời không cần trả gốc và lãi nên hết năm đầu cũng dư được tầm 150 triệu. Tiếp đến, kể từ năm thứ hai trở đi, mỗi tháng chỉ phải trả cao nhất là 13 triệu đồng với thời hạn trong 20 năm. Nghĩ như thế là quá ổn rồi, hai đứa em tôi quyết định làm thủ tục vay mua nhà.

Để tiết kiệm tối đa chi phí, hai vợ chồng quyết định chuyển sang phòng trọ ít tiền hơn và cũng nhỏ hơn với chi phí chỉ 3 triệu đồng mỗi tháng. Thêm nữa, tháng đầu tiên, hai vợ chồng cố gắng tăng ca, làm thêm dự án tại nhà thì dư ra được đến 17 triệu đồng. Điều này càng khiến chúng tin rằng mình thừa khả năng chi trả trong thời gian tới rồi.

Nhưng tất cả “mộng đẹp” chỉ được một tháng. Thứ nhất, phòng trọ này cũ hơn, ẩm thấp hơn lại không có điều hòa nên nóng bức, khó chịu. Thứ hai, do tăng ca và làm thêm quá nhiều nên đứa nào cũng mệt mỏi, luôn trong trạng thái lờ đờ, sụt cân nhanh chóng mặt. Thứ ba, vì em dâu tôi có thai ngoài ý muốn nên cũng không thể tăng ca, làm thêm gì nữa, vì đó mà thu nhập giảm đi đáng kể.

Thế rồi, nghĩ đến số tiền trả góp nhà mỗi tháng, lại thêm sắp sửa sinh con, mất đi một lao động trong khoảng thời gian ít nhất 6-8 tháng, hai vợ chồng em tôi quyết định sẽ bán căn hộ đi để bớt gánh nặng tài chính. Bán xong, trả nợ, thuê lại căn trọ đàng hoàng rồi sinh con, hai đứa nó mới nhận ra mình đã đi sai hướng. Chỉ một bước tính toán sai lầm mà vừa hao hụt tiền bạc, vừa tốn thời gian, lại vừa đẩy cuộc sống vô đường khó khăn đủ bề.

Nguoi-tre-khi-nao-moi-thoi-tu-duy-kieu-dem-cua-trong-lo-khi-mua-nha-1-1

Nếu chỉ mơ về một ngôi mà không có phương án tài chính dự phòng, giấc mơ có thể sẽ biến thành ác mộng… (Ảnh minh họa)

Trường hợp thứ hai cũng là một đứa em họ của tôi mua nhà theo kiểu “đếm cua trong lỗ”, nhưng xét về độ liều thì nó còn thua cái đứa ở trên. Tuy nhiên, trường hợp của nó cũng rút ra được một bài học đáng nhớ.

Em tôi tên Hợp, năm 2017 nó kết hôn và có chuẩn bị đón con đầu lòng ngay luôn năm đó. Chính vì thế, Hợp quyết tâm mua một căn nhà nhỏ để sớm ổn định cuộc sống. Thu nhập mỗi tháng của hai vợ chồng chỉ khoảng 12 triệu đồng, nhưng Hợp hùn vốn kinh doanh dịch vụ vận tải với bạn bè nên mỗi năm cũng có thêm khoảng 200 triệu.

Chả biết chúng nó nghĩ như thế nào mà quyết định mua một căn hộ trung cấp hẳn 1,6 tỷ dù chỉ có khoảng 200 triệu tiền tiết kiệm được. Ngoài phần ba mẹ hai bên bán đất dưới quê giúp cho, Hợp phải vay ngân hàng thêm 700 triệu nữa với lãi suất 12% mỗi năm.

Vừa nhận nhà thì vợ Hợp sinh con, lại không may sức khỏe kém nên sinh non, vợ nằm phòng chăm sóc đặc biệt cả tháng trời, con thì nằm lồng kính nên rất tốn kém, đủ thứ tiền chồng chất. Thêm vào đó, cứ 6 tháng Hợp phải thanh toán một lần với bên ngân hàng với số tiền cả trăm triệu đồng trong khi tiền huê lợi từ dịch vụ vận tải làm chung với bạn thì cuối năm mới được chia (nếu có).

“Bí thế” quá, Hợp quyết định rao bán nhà, nhưng rao tận cả tháng trời mà vẫn chưa có ai hỏi mua đúng giá. Giữa lúc đang chới với, chưa biết bám víu vào đâu, lại thêm căng thẳng vì tình trạng sức khỏe vợ con thì Hợp may mắn được chị vợ ứng cứu. Chị từ nước ngoài về bán căn nhà phố để định cư hẳn bên đấy luôn. Thấy Hợp gặp khó, chị vợ cho mượn tiền để lo liệu, khuyên nên giữ lại căn nhà để sau này vợ con ra viện ở cho thoải mái, ba mẹ cũng tiện chăm sóc.

Với số tiền đó, Hợp trả hết nợ ngân hàng, số còn lại làm vốn để ra kinh doanh dịch vụ vận tải riêng. Còn số tiền vay mượn, Hợp xin chị vợ trả dần trong 5 năm.

Nguoi-tre-khi-nao-moi-thoi-tu-duy-kieu-dem-cua-trong-lo-khi-mua-nha-2

“Đếm cua trong lỗ” khi mua nhà là tự làm khó bản thân mình một cách vô thức. (Ảnh minh họa)

Câu chuyện của các em tôi là bài học đắt giá về việc "vỡ trận" tài chính khi bất chấp mua nhà. Nhân đây, tôi cũng muốn khuyên các bạn trẻ rằng, có ý định mua nhà là tốt nhưng đừng nên liều lĩnh mua nhà khi chưa có kế hoạch cụ thể.

Muốn mua nhà một cách thoải mái, trước hết cần tính toán tài chính thật kỹ, cần phải xác định được số tiền mình đã nắm trong tay, chứ không phải dựa trên suy đoán mình sẽ có được. Ngoài ra, bạn trẻ mua nhà chỉ nên dự tính ở mức tối thiểu số tiền mình có và nhất định phải chuẩn bị phương án dự phòng về tiền bạc.

Mời bạn tìm hiểu thêm thông tin hữu ích qua tài liệu Rever biên soạn sau đây:

64f51475-d604-4505-87ee-cc1bc2e9fbdc

Có thể bạn quan tâm:

Hải Nguyên 

Từ khóa liên quan

Bài viết cùng chủ đề

Mua nhà cuối năm có nhiều lợi ích nhưng bạn cũng dễ lọt phải 4 "cái hố" này
Mua nhà cuối năm có nhiều lợi ích nhưng bạn cũng dễ lọt phải 4 "cái hố" này

Không khí rộn rã trước thềm năm mới cũng làm nhiều người bị mờ mắt khi mua nhà.

Cần làm những việc gì để nhà "cũ rích" bán được giá cao?
Cần làm những việc gì để nhà "cũ rích" bán được giá cao?

Mua nhà giá rẻ, cũ kỹ rồi cải tạo lại, sau đó bán với giá cao là phương thức kinh doanh bất động sản được nhiều người ưa chuộng.

Hướng dẫn bạn xác định thời điểm "chín muồi" để mua nhà
Hướng dẫn bạn xác định thời điểm "chín muồi" để mua nhà

Sở hữu căn nhà cho riêng mình, cuộc sống ổn định, thu nhập cao và công việc thăng tiến là ước mơ của bao người. Thế nhưng, bạn có biết ở độ tuổi nào phù hợp nhất cho việc mua nhà?

Hối hận vì mắc phải 4 sai lầm lớn khi mua nhà lần đầu
Hối hận vì mắc phải 4 sai lầm lớn khi mua nhà lần đầu

Có những người mua nhà lần đầu gặp muôn cảnh éo le để rồi hối hận không kịp. Mua nhà theo cảm tính, không khảo sát thị trường hay không kiểm tra nhà kỹ lưỡng là những lỗi thường gặp phải.

Người trẻ mua nhà giá rẻ và những lưu ý không thể bỏ qua
Người trẻ mua nhà giá rẻ và những lưu ý không thể bỏ qua

Hãy cùng Rever điểm qua 6 lưu ý dành cho người trẻ khi mua nhà giá rẻ. Những lưu ý này sẽ giúp người trẻ chọn được cho mình một ngôi nhà vừa ý.

Vợ chồng mới cưới muốn mua nhà ra ở riêng, nên hay không?
Vợ chồng mới cưới muốn mua nhà ra ở riêng, nên hay không?

Trong cuộc sống hiện nay có rất nhiều cặp vợ chồng trẻ khao khát mua nhà để được tận hưởng không gian riêng tư, thoải mái nhưng đây là câu chuyện cần có sự cân nhắc kỹ lưỡng.

Tuổi mua nhà trung bình của người Việt dưới 40 tuổi trong khi ở Mỹ tăng lên 49
Tuổi mua nhà trung bình của người Việt dưới 40 tuổi trong khi ở Mỹ tăng lên 49

Người trẻ tại Việt Nam có nhu cầu mua nhà cao chủ yếu dùng đòn bẩy tài chính để sở hữu nhà từ sớm, trong khi, người trẻ ở Mỹ gặp khó khăn trong khả năng sở hữu nhà vì giá nhà cao và chi phí vay ngày càng tăng.

Thị trường
27/12/2023
Trước 30 tuổi, bạn có nghĩ đã đến lúc mình nên mua nhà?
Trước 30 tuổi, bạn có nghĩ đã đến lúc mình nên mua nhà?

Người trẻ nên hay không nên mua nhà? – Một câu hỏi không dễ trả lời và đang gây nhiều tranh cãi trong cộng đồng.

"Liều mạng" vay ngân hàng 80% giá trị căn nhà, vợ chồng tôi phải bán vội để trả nợ
"Liều mạng" vay ngân hàng 80% giá trị căn nhà, vợ chồng tôi phải bán vội để trả nợ

Đừng bất chấp mọi giá mua nhà cho bằng được rồi “sa lầy” trong đống nợ, hưởng thụ đâu chẳng thấy, chỉ thấy tự hủy hoại cuộc sống của mình.

Hướng Dẫn
05/11/2020
Có nên mua nhà vào thời điểm cuối năm?
Có nên mua nhà vào thời điểm cuối năm?

Cuối năm là thời điểm các chủ đầu tư bung hàng ra thị trường và cũng là lúc người dân có nhu cầu mua nhà cao nhất. Liệu đây có phải là thời điểm tốt nhất để mua nhà hay không?

Hướng Dẫn
12/10/2016
Mua nhà "second hand" cần lưu ý điều gì?
Mua nhà "second hand" cần lưu ý điều gì?

Tùy vào điều kiện kinh tế, hoàn cảnh mà nhiều gia đình phải chấp nhận mua nhà đã qua sử dụng để tiết kiệm chi phí. Nhưng trước khi quyết định “xuống tiền”, bạn cần lưu ý một số vấn đề quan trọng!

NÊN BIẾT: 10 sai lầm thường gặp khi mua nhà lần đầu
NÊN BIẾT: 10 sai lầm thường gặp khi mua nhà lần đầu

Với tâm lý hào hứng, chủ quan khi nắm tiền trong tay, nhiều người đã 'dở khóc, dở cười' khi mua nhà lần đầu nhưng không được như ý.

‘Nghệ thuật’ vay mua nhà để không phải dành cả thanh xuân để trả nợ
‘Nghệ thuật’ vay mua nhà để không phải dành cả thanh xuân để trả nợ

Vay tiền mua nhà là giải pháp được nhiều người lựa chọn để an cư nhưng vay thế nào để không biến nơi an cư thành nơi chôn vùi thanh xuân trong nợ?

Hướng Dẫn
21/06/2022
Kinh nghiệm hay giúp bạn không bị lừa khi mua căn hộ trả góp giá rẻ
Kinh nghiệm hay giúp bạn không bị lừa khi mua căn hộ trả góp giá rẻ

Trong thời buổi “tấc đất tấc vàng” như hiện nay thì việc mua được một căn nhà không phải là điều dễ dàng. Chính vì vậy để không bị “dính bẫy” lừa đảo khi mua căn hộ trả góp giá rẻ, bạn nên lưu ý những điểm sau.

Người trẻ mua nhà: Có nên "liều ăn nhiều"?
Người trẻ mua nhà: Có nên "liều ăn nhiều"?

Với người trẻ, chỉ cần có 300-500 triệu là có thể mua nhà. Ngân sách dành cho căn nhà bao nhiêu còn tùy thuộc vào từng người.

Quan điểm "Trẻ lo mua nhà để già sống khỏe" liệu có đúng?
Quan điểm "Trẻ lo mua nhà để già sống khỏe" liệu có đúng?

Bỏ qua vài chuyến du lịch, vài hôm tiệc tùng sang chảnh của tuổi trẻ để đổi lấy mái ấm an yên lúc tuổi già là một đánh đổi khôn ngoan. 

13/05/2021
Lỗi tai hại khi xuống tiền mua nhà. Người giỏi tính toán không ai làm điều này!
Lỗi tai hại khi xuống tiền mua nhà. Người giỏi tính toán không ai làm điều này!

Ở đây, Rever sẽ chỉ ra 5 lỗi thường gặp nhất khi xuống tiền mua nhà, đặc biệt lỗi cuối cùng là lỗi mà nhiều người vẫn còn lầm tưởng!

Đầu tư
04/03/2022
Bao nhiêu người trẻ trong độ tuổi từ 25 - 30 có khả năng mua nhà?
Bao nhiêu người trẻ trong độ tuổi từ 25 - 30 có khả năng mua nhà?

Có thể nói việc sở hữu một ngôi nhà là mơ ước của nhiều người trẻ nhưng trong độ tuổi từ 25 – 30 thì có bao nhiêu % làm được điều này?

Người trẻ cần làm gì để sở hữu một ngôi nhà cho riêng mình?
Người trẻ cần làm gì để sở hữu một ngôi nhà cho riêng mình?

Sở hữu một ngôi nhà hoặc một căn hộ khang trang luôn là mơ ước của nhiều người, nhất là các bạn trẻ vẫn đang sống cảnh "nhà trọ, phòng thuê". Vậy người trẻ cần làm gì để sở hữu một ngôi nhà cho riêng mình?

Quy tắc 28/36 là gì mà ai vay tiền mua nhà cũng cần phải biết?
Quy tắc 28/36 là gì mà ai vay tiền mua nhà cũng cần phải biết?

Để không chôn thanh xuân trong đống nợ, hoặc tệ hơn là bị ngân hàng siết nhà thì trước khi quyết định vay tiền mua nhà bạn cần nằm rõ quy tắc 28/36.

Hướng Dẫn
07/05/2021