MUA NHÀ sẽ là "cơn ác mộng" nếu bạn phạm phải những sai lầm này?
02/03/2021
Sở hữu được một ngôi nhà là ước mơ của rất nhiều người, nhất là thế hệ trẻ hiện nay. Tuy nhiên có đôi khi MUA NHÀ sẽ trở thành một "cơn ác mộng" nếu bạn phạm phải những sai lầm sau.
Sở hữu được một ngôi nhà là ước mơ của rất nhiều người, nhất là thế hệ trẻ hiện nay. Tuy nhiên có đôi khi MUA NHÀ sẽ trở thành một "cơn ác mộng" nếu bạn phạm phải những sai lầm sau.
Cũng REVER tìm hiểu qua bài viết dưới đây:
Sai lầm thứ nhất khi mua nhà: Chọn nhà kiểu "trèo cao, té đau"
Trong mắt các khách hàng, một căn hộ cao cấp, hạng sang với đầy đủ tiện nghi luôn có sức thu hút hơn so với những căn hộ giá rẻ hay nhà ở xã hội,... Tuy nhiên, mỗi dự án căn hộ chung cư, biệt thự, nhà phố đã được chủ đầu tư hoạch định cho các loại đối tượng khách hàng khác nhau. Bạn sẽ không bao giờ sở hữu được căn nhà nếu bạn chỉ có "1 đồng" mà lại muốn mua một căn nhà giá "5 đồng".
Nhà phố hay căn hộ cao cấp thường có giá bán cao do những tiện ích tuyệt vời mà chúng mang lại cho người mua
Có nhiều người sở hữu được nguồn tài chính vừa đủ để mua nhà sau nhiều năm tích góp. Thay vì chọn mua ngay những căn hộ phù hợp với khoản tài chính hiện có thì họ lại tìm kiếm những căn nhà cao cấp hơn với giá trị gấp nhiều lần mức ngân sách có thể chi mua. Nhiều người chấp nhận đi vay mượn để có thể sở hữu căn hộ cao cấp đó cho mình, tuy nhiên sau khi sở hữu lại là cảnh "GỒNG LƯNG TRẢ NỢ". Trường hợp này đúng với câu nói "Trèo cao, té đau".
REVER khuyên bạn, ĐỪNG nên làm điều đó, mà hãy:
-
Xem nguồn tài chính của bạn hiện tại là bao nhiêu, có thể huy động từ nguồn tiết kiệm, lương thưởng hoặc hỗ trợ từ gia đình,... được nữa không. Từ đó mới đề ra phân khúc nhà mà bạn nên mua.
-
Bạn có thể đi vay nếu như khoản vay không quá lớn và bạn có đủ khả năng trả GỐC và LÃI SUẤT hàng tháng nhưng vẫn dư được hơn 30 - 50% chi phí cho sinh hoạt.
- Thay vì lựa chọn những ngôi nhà hay căn hộ đắt đỏ tại nội đô thành phố, bạn có thể di chuyển ra các khu ngoại ô xung quanh. Với số tiền có được, bạn có thể có được những ngôi nhà hiện đại, sang trọng theo ý thích.
Sai lầm thứ hai khi mua nhà: Vừa thích mua nhà, lại vừa "đòi" mua xe hơi
Vẫn là câu chuyện bạn có "1 đồng" lại muốn sở hữu quá nhiều thứ có giá "nhiều đồng". Điều này sẽ khiến áp lực tài chính của bạn tăng cao, có khả năng "vỡ nợ" trong thời gian ngắn.
Chọn mua nhà hay mua xe?
Hiện nay, nhiều doanh nghiệp kinh doanh đưa ra nhiều chương trình mua hàng ưu đãi, giá thấp,... để thu hút thêm lượng khách hàng mua nhà. Và sau khi đọc những tin Quảng cáo đó, bạn nghĩ mình hoàn toàn có thể sở hữu cùng lúc "chúng". Đó là sai lầm thường thấy ở đại đa số người Việt hiện nay.
Bạn nên hiểu một điều, không có doanh nghiệp nào chịu bán "phá giá" sản phẩm của mình. Dù có cũng chỉ là chiến lược kinh doanh của họ. Khi bạn mua được với giá rẻ tức là bạn sẽ phải trả một thứ khác tương đương trong tương lai.
Vì vậy REVER khuyên bạn:
-
Lựa chọn sự ưu tiên của mình là gì? Mua nhà, mua xe hay một thứ khác.
-
Không nóng vội vì bạn có thể sở hữu những thứ khác, cái bạn cần chỉ là thời gian.
Sai lầm thứ ba khi mua nhà: "NÓNG vội MẤT khôn"
Nhiều người khi chưa ký hợp đồng giao dịch nhà đất mà chỉ nhận được lời hứa từ bên bán bằng một "văn bản" thì đã cho rằng mình đã sở hữu căn nhà. Sau đó chi tài chính để mua sắm đồ nội thất cho căn nhà mới. Chỉ đến khi giao dịch bị hủy hoặc không hoàn thành được vì nhiều lý do thì mới "vỡ mộng" và "đống" đồ nội thất lại nằm một chỗ chờ đợi một căn hộ chung cư khác.
Điều này vô tình biến bạn trở thành "một câu chuyện cười" trong mắt những người xung quanh.
REVER khuyên bạn:
-
Chỉ khi nào ký xong hợp đồng mua bán, chuyển nhượng được chứng thực bởi các cơ quan có thẩm quyền thì hãy nghĩ đến việc trang trí.
-
Bạn hãy tìm đến một số đơn vị thiết kế, trang trí nội thất để có được một căn hộ đẹp nhất mà không phải tốn thời gian tự mình chuẩn bị.
Sai lầm thứ tư khi mua nhà: Mua nhà khi còn đang mắc quá nhiều "NỢ"
Nếu bạn đang sở hữu một khoản nợ kha khá, thì hãy cân nhắc thật kỹ đến việc mua nhà bởi tài chính mua nhà không hề nhỏ. Cố gắng mua nhà chỉ khiến áp lực tài chính của bạn tăng cao khiến bạn có thể vừa nợ lại vừa mất nhà trong tương lai khi bạn vỡ nợ.
Vay thêm khi đang nợ là một quyết định thiếu sáng suốt
Khi bạn đang nợ, sẽ có những trường hợp sau nếu bạn muốn mua nhà:
-
Ngân hàng sẽ đánh giá mức độ nợ, điểm tín dụng tài chính của bạn để quyết định có hay không cho vay để mua nhà. Nếu ngân hàng từ chối, bạn có thể coi đó là một điều "may mắn".
-
Ngoài ra, ngân hàng có thể cho bạn vay nhưng với lãi suất cao hơn để dự trù trường hợp bạn không có khả năng trả nợ.
- Bạn sẽ vỡ nợ, khi đó bạn sẽ mất tất cả.
REVER khuyên bạn:
- Khi bạn đang nợ, hãy cố gắng trả nợ hoặc giảm nợ đến mức tối thiểu để có thể vay lại khoản vay khác từ ngân hàng để mua nhà đồng thời cân đối tài chính phù hợp cho một cuộc sống ổn định và ít rủi ro.
Sai lầm thứ năm khi mua nhà: Thiếu quỹ dự phòng "khẩn cấp"
Việc mua nhà của bạn đang tiến triển tốt đẹp, tuy nhiên vì một lý do nào đó khiến tài chính của bạn không đủ, khi đó bạn cần dùng quỹ dự phòng. Quỹ dự phòng như là một yếu tố để bảo vệ cho một giao dịch an toàn và thành công.
Vậy quỹ dự phòng có được từ đâu?
-
Thứ nhất, quỹ dự phòng là khoản tiền mà bạn đã tiết kiệm được trước đó.
-
Thứ hai, quỹ dự phòng có thể đến từ các quan hệ gia đình hoặc sự hỗ trợ từ bạn bè, đồng nghiệp,...
Để có một quỹ dự phòng ổn định trong quá trình mua nhà, bạn nên có một kế hoạch chi tiêu đúng mực, tiết kiệm hợp lý để hoàn thành mục tiêu mua nhà.
Trên đây là một số điều bạn KHÔNG NÊN làm nếu không muốn biến việc mua nhà trở thành cơn ác mộng cuộc sống trong tương lai. Hãy tính toán kỹ càng và cẩn thận trước khi quyết định xuống một số tiền lớn để mua nhà.
Bạn có thể tham khảo thêm thông tin Bảng tính lãi suất vay mua nhà hàng tháng qua tài liệu dưới đây:
Có thể bạn quan tâm:
-
"Vạch mặt" các chiêu trò rao bán nhà phố giá cao ngất ngưởng
-
Infographic: Mức thu nhập bao nhiêu thì NÊN nghĩ đến việc MUA NHÀ?
-
BẠN CÓ BIẾT những hợp đồng bắt buộc CÔNG CHỨNG khi mua bán nhà đất
Tần Hoàng (TH)
Từ khóa liên quan