Kỳ 1: Thực trạng sở hữu nhà và tình hình vay mua nhà ở TP.HCM
13/08/2018
Các bạn đang theo dõi Kỳ 1: Thực trạng sở hữu nhà và tình hình vay mua nhà ở TP.HCM trong Chuyên đề: Giải bài toán tài chính khi mua nhà do Rever thực hiện. Hãy cùng Rever tìm hiểu thông tin tổng quan về tình hình sở hữu nhà cũng như vay mua nhà ở tại TP.HCM thông qua bài viết dưới đây.
Các bạn đang theo dõi Kỳ 1: Thực trạng sở hữu nhà và tình hình vay mua nhà ở TP.HCM trong Chuyên đề: Giải bài toán tài chính khi mua nhà do Rever thực hiện. Hãy cùng Rever tìm hiểu thông tin tổng quan về tình hình sở hữu nhà cũng như vay mua nhà ở tại TP.HCM thông qua bài viết dưới đây.
Thực trạng sở hữu nhà tại TP.HCM
Thị trường nhà ở tại Việt Nam đang trong giai đoạn chuyển mình mạnh mẽ, đặc biệt là ở các thành phố lớn như: TP.HCM, Hà Nội, Đà Nẵng... Với dân số trẻ và năng động, đồng thời tốc độ đô thị hoá nhanh, hiện đang có nhu cầu rất lớn về nhà ở.
Gần 480.000 hộ gia đình chưa có nhà ở là con số được Sở xây dựng TP.HCM công bố thông qua khảo sát về thực trạng nhà ở của người dân trên địa bàn TP.HCM (số liệu tính đến quý 1/2017). Con số chính xác của khảo sát những hộ chưa có nhà ở hoặc đang ở chung với bố mẹ hoặc người thân chính xác là 476.158 hộ, chiếm tỉ lệ 23.46%.
Với quỹ đất ngày càng thu hẹp, gần 480.000 hộ gia đình tại TP.HCM chưa có nhà ở
Trong đó, có khoảng 20.000 hộ gia đình cán bộ công nhân viên chức chưa có nhà ở hoặc đang ở chung với bố mẹ, người thân và có nhu cầu cải thiện về chất lượng nhà ở.
Hiện nay, có khoảng 13.000 hộ gia đình bị di dời trong các dự án đô thị trên địa bàn TP.HCM. Ngoài ra, còn có khoảng 300.000 hộ gia đình tại TP.HCM tương ứng với 1,2 triệu người nhập cư có nhu cầu thuê nhà ở xã hội. Trong đó, gần 143.000 hộ gia đình có thu nhập thấp.
Nhận định thực trạng sở hữu nhà hiện nay tại TP.HCM
Có thể thấy, hiện nay nhu cầu về nhà ở tại TP.HCM là rất lớn. Phần lớn những khách hàng có nhu cầu mua nhà trong vòng 1 - 3 năm tới đều là những khách hàng có độ tuổi từ 25 – 30, chiếm 50 – 60% thị trường. Quỹ đất tại TP.HCM ngày càng trở nên khan hiếm. Vì vậy, việc người dân sở hữu cả đất lẫn nhà là điều rất hiếm. Loại hình căn hộ hiện nay đang hướng giải quyết tốt nhất cho thực trạng thiếu nhà ở tại TP.HCM. Tuy nhiên, nguồn cung căn hộ còn đang tập trung vào phân khúc cao cấp. Chính vì vậy, nguồn cung căn hộ vừa với thu nhập thấp dành cho những người trẻ hoặc những người có thu nhập thấp còn rất hạn chế.
Bất động sản cao cấp tái cơ cấu mạnh trong năm 2018 tại TP.HCM
Theo Nguyên Thứ trưởng Bộ xây dựng, chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, ông Nguyễn Trần Nam cho rằng, phân khúc thị trường cao cấp sẽ có sự tái cấu trúc mạnh mẽ để phù hợp với sức mua của thị trường.
Phân khúc căn hộ cao cấp sẽ chậm lại tuy nhiên nguồn cung vẫn tăng do nhu cầu thực tế vẫn còn
Vậy nên, phân khúc này sẽ bị chậm lại. Tuy nhiên, do nhu cầu thực tế trên thị trường vẫn còn nên nguồn cung phân khúc cao cấp vẫn tăng. Đặc biệt, những dự án này sẽ nằm ở những vị trí đặc biệt, đắc địa.
Xu hướng quy hoạch và chính sách của chính quyền thành phố
Trong phiên thảo luận diễn ra vào ngày 10/7/2018 của HĐND TP.HCM Kỳ họp thứ 9 khoá IX, Giám đốc Sở Xây dựng TP.HCm cho biết: Trong chương trình phát triển nhà ở giai đoạn 2016 – 2025 sẽ hướng tới việc giải quyết nhu cầu về nhà ở cho người có thu nhập thấp trên địa bàn thành phố.
Trong đó, chương trình phát triển nhà ở theo hướng văn minh, hiện đại, dành cho tầng lớp cư dân có thu nhập thấp, các đối tượng nghèo và các đối tượng chính sách theo quy định.
Thị trường sẽ có sự chuyển hướng mạnh sang phân khúc bất động sản bình dân
Ngoài ra, sự chuyển hướng mạnh sang phân khúc thị trường bất động sản có giá vừa túi tiền trong thời gian tới sẽ đáp ứng nhu cầu nhà ở của đa số người có thu nhập trung bình, thu nhập thấp đô thị. Thị trường hiện nay vẫn tập trung ở phân khúc cao cấp. Tuy nhiên, hiện nay thị trường bất động sản đang chuẩn bị rục rịch với hàng loạt các dự án nhà ở phân khúc bình dân, tập trung chủ yếu ở các Quận Huyện ngoại thành như Quận Thủ Đức, Quận 9, Bình Chánh,…
Bên cạnh đó, trong năm 2018 một tín hiệu được đánh giá khá lạc quan là việc Quốc hội vừa thông qua Nghị quyết thí điểm về cơ chế đặc thù phát triển TP.HCM. Ngoài ra, TP.HCM hiện đang xây dựng 19 chương trình để cụ thể hoá cũng như đi đôi với mục tiêu xây dựng đô thị thông minh.
Trong năm nay, khách hàng có thể nhận thấy khu vực tiềm năng mới nổi tại Quận 2 như Thủ Thiêm, An Phú, Thạnh Mỹ Lợi với những dự án nổi bật. Nhìn xa hơn, với sự mở rộng đô thị TP.HCM và sự hình thành các đô thị vệ tinh, Quận 9, Huyện Nhà Bè, Bình Chánh và Cần Giờ chắc chắn sẽ nhận được nhiều sự quan tâm của khách hàng và là nguồn cung nhà ở chủ yếu trong giai đoạn sắp tới dành cho những người có thu nhập thấp.
Khu vực Thạnh Mỹ Lợi hiện đang có nhiều dự án nổi bật trên thị trường
Ngoài ra, dòng vốn rót vào bất động sản sẽ bị hạn chế do chính sách siết chặt tín dụng bất động sản cũng làm ảnh hưởng đến thị trường. Việc siết chặt vốn vay ngân hàng khiến người mua gặp khó khăn trong việc vay vốn mua nhà. Theo đó, lãi suất cho vay chủ đầu tư đã tăng 0.5% đối với các chủ đầu tư lớn như Novaland, Đất Xanh,… Do đó, nếu như lãi suất với các chủ đầu tư tăng 0.5% thì lãi suất cho vay mua nhà trong nhiều trường hợp trên thực tế đã tăng từ 1 – 2%. Lãi suất này áp dụng cho các khoản vay mua nhà trung và dài hạn.
Lúc này, người mua nhà sẽ “lãnh đủ”. Lãi suất cho vay mua nhà tăng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến nhu cầu trên thị trường bất động sản, đặc biệt đối với những người có thu nhập thấp hoặc thu nhập trung bình. Trước việc chịu lãi cao, các nhà đầu tư sẽ xem xét đến việc tăng giá sản phẩm bất động sản, song song đó quyết định mua nhà của người dân cũng sẽ bị ảnh hưởng theo đó.
Thực trạng tình hình vay mua nhà ở TP.HCM
Có thể nhận định, trong năm 2018, việc Ngân hàng Nhà nước tiếp tục có nhiều động thái để siết chặt tín dụng đổ vào thị trường bất động sản chính là nguyên nhân chính tác động đến tình hình vay mua nhà ở tại TP.HCM.
Chính sách này khiến mức độ rủi ro trong thị trường bất động sản tăng lên. Nếu Ngân hàng siết chặt nguồn vốn tín dụng bất động sản, lãi suất tăng, chi phí vay trong mỗi tháng tăng lên sẽ tạo ra gánh nặng tài chính cho người vay mua nhà. Người mua nhà trong giai đoạn này sẽ cân nhắc đến vấn đều nếu tiếp tục theo xu hướng này thì sẽ đẩy họ vào rủi ro mất khả năng trả nợ ngân hàng.
Tình hình vay mua nhà hiện nay sẽ gặp nhiều hạn chế vì chính sách siết chặt vòng vốn của ngân hàng
Hiện nay, các trường hợp vay dài hạn, lãi suất cho vay mua, xây và sửa nhà tại các ngân hàng cổ phần đã lên tới 12.5%/ năm. Lãi suất này đã tăng khoảng 2%/ năm so với thời gian trước đây. Đồng thời, với tình trạng giá nhà đất tăng nóng, các ngân hàng đều cẩn trọng trong khâu thẩm định lại giá và chỉ xét cho vay không quá 70% giá trị hợp đồng. Bên cạnh đó, các ngân hàng cũng đồng loạt tăng cường siết chặt ưu đãi và nâng mức phạt lãi suất trước hạn.
Trước tình hình trên đã ảnh hưởng và tác động mạnh mẽ đối với người vay mua nhà. Việc tăng lãi suất đi kèm với quy định siết chặt gây bất lợi cho khách hàng vì hạn chế khả năng trả nợ, tạo thêm gánh nặng tài chính cho người vay, rủi ro mất khả năng trả nợ bị đẩy lên cao.
Xét trên thực tế không chỉ ở Việt Nam nói chung hay ở TP.HCM nói riêng, người mua nhà ở nhiều nước trên thế giới cũng đã và đang bị ảnh hưởng bởi lãi suất tăng. Theo báo cáo khảo sát mới đây của hơn 10.000 người ở 10 quốc gia cho thấy, nếu lãi suất tăng lên 2%, họ sẽ gặp khó khăn trong việc thanh toán. Nếu lãi suất tăng lên 5%, tỷ lệ gặp khó khăn trong việc trả nợ lên tới con số 47%.
Như vậy, có thể nhận thấy, tình hình vay mua nhà hiện nay còn đang gặp nhiều hạn chế vì chính sách siết chặt vòng vốn của Ngân hàng vào bất động sản.
Bạn vừa theo dõi Kỳ 1: Thực trạng sở hữu nhà và tình hình vay mua nhà ở TP.HCM thuộc chuyên đề: Giải bài toán tài chính khi mua nhà do Rever thực hiện. Nếu bạn đang có ý định vay Ngân hàng mua nhà trong tình hình hiện nay, bạn cần cân nhắc cẩn trọng và kỹ lưỡng trước khi quyết định. Mời các bạn đón đọc Kỳ 2 với nội dung: Khi nào nên vay Ngân hàng mua nhà để có cái nhìn chuyên sâu hơn trước khi có ý định vay ngân hàng mua nhà.
Có thể bạn quan tâm:
Rever
Từ khóa liên quan