Lỗi tai hại khi xuống tiền mua nhà. Người giỏi tính toán không ai làm điều này!
04/03/2022
Ở đây, Rever sẽ chỉ ra 5 lỗi thường gặp nhất khi xuống tiền mua nhà, đặc biệt lỗi cuối cùng là lỗi mà nhiều người vẫn còn lầm tưởng!
Thực tế, thanh toán tiền mua nhà cũng là một công việc đòi hỏi kỹ thuật, nếu không khéo sẽ tự chuốc lấy khủng hoảng tài chính. Ở đây, Rever sẽ chỉ ra 5 lỗi thường gặp nhất, đặc biệt lỗi cuối cùng là lỗi mà nhiều người vẫn còn lầm tưởng!
Sai lầm khi xuống tiền mua nhà #1: Dồn toàn bộ tiền để mua nhà
Để giảm lãi suất thế chấp, một số người mua nhà muốn trả trước càng nhiều càng tốt, thậm chí dành toàn bộ số tiền trong gia đình để mua đứt căn nhà.
Mặc dù việc làm này có thể giúp bạn tránh được áp lực trả nợ ngân hàng, nhưng bạn phải biết rằng đến lúc cần thì một đồng cũng quý. Nếu bất ngờ có chuyện ngặt nghèo ập đến, không có tiền mặt trong tay, bạn phải làm gì?
Do đó, dồn hết tất cả tài sản để mua nhà là điều không nên. Bạn đừng tự đặt mình vào thế bí!
Sai lầm khi xuống tiền mua nhà #2: Xuống tiền nhưng không đọc kỹ hợp đồng
Nhà cửa tuy cũng là một loại hàng hóa nhưng tính chất quá đặc biệt nên thường không thể trả hàng mà không có lý do trong 7 ngày. Điều này có nghĩa là một khi bạn đã thanh toán xong hết thì rất khó để khiếu nại!
Nhưng điều này không phải là không thể nếu bạn đọc kỹ hợp đồng. Trước khi ký hợp đồng mua bán với chủ đầu tư, bạn cần lưu ý kỹ những điều khoản về hủy bỏ hợp đồng, điều khoản hoàn tiền,... Và khi đi nhận bàn giao nhà, bạn phải kiểm tra thật kỹ từng chi tiết, và không ký vào biên bản bàn giao cho đến khi xác nhận căn nhà xây đúng chất lượng cam kết.
"Bút sa, gà chết", câu này đúng trong mọi trường hợp, kể cả khi mua nhà!
Sai lầm khi xuống tiền mua nhà #3: Cố mua căn nhà vượt ngoài khả năng tài chính
Áp lực vừa phải sẽ là động lực để phấn đấu, nhưng áp lực khổng lồ sẽ là cơn ác mộng! Nếu khả năng hiện tại của bạn chỉ đủ tiền mua căn hộ trung cấp ngoại thành thì đừng đụng đến căn hộ hạng sang nội thành. Đừng tự tạo thêm gánh nặng cho mình và gia đình.
Bạn hãy nghĩ xa hơn. Hiện giờ điều kiện của mình đủ mua căn hộ trung cấp thì mình hãy mua căn hộ trung cấp, sau này ăn nên làm ra thì bán căn hộ trung cấp, mua căn hộ hạng sang cũng không muộn.
>> 6 vấn đề này sẽ cản trở việc xét duyệt thế chấp, người vay mua nhà cần phải biết!
Sai lầm khi xuống tiền mua nhà #4: Vay tiền để đóng khoản trả trước
Đây là "chiêu" của giới đầu cơ nhà đất, tức là họ sẽ vay tiền để giữ suất mua nhà, rồi sẽ nhanh chóng tìm người sang tay lại suất mua đó và ăn chênh lệch. Nhưng "chiêu" này chứa nhiều rủi ro, chẳng hạn như không sang tay được và bị đòi nợ!
Nếu bạn là người mua nhà để ở bình thường thì đừng làm theo cách này. Thật nhiều khó khăn khi bạn vừa phải gồng gánh trả nợ cho khoản đóng trước, vừa đóng lãi ngân hàng, vừa trả nợ gốc!
Nếu mất khả năng chi trả thì bạn lại phải mượn đầu này, đắp đầu kia, thậm chí mất hết tất cả. Vì thế, bạn phải đảm bảo rằng khoản trả trước là tiền của tự thân mình.
Bạn đừng tự đưa mình vào thế nợ chồng nợ!
Sai lầm khi xuống tiền mua nhà #5: Nghĩ rằng trả trước càng thấp, càng tốt
Để hiện thực hóa giấc mơ mua nhà của mình càng sớm càng tốt, nhiều người chọn phương án trả trước với số tiền tối thiểu mà chủ đầu tư cho phép.
Tuy nhiên, nếu bạn trả trước càng ít tức là bạn sẽ phải vay ngân hàng càng nhiều. Như vậy, lãi suất thế chấp mà bạn phải chịu sẽ càng cao!
Hãy đong đếm hợp lý, sao cho khoản trả trước vừa đủ để không phải nợ ngân hàng quá nhiều. Bạn nên nhớ rằng bước đầu lựa chọn nhẹ nhàng thì bước sau sẽ phải gánh nặng.
>> Quy tắc 28/36 là gì mà ai vay tiền mua nhà cũng cần phải biết?
Trong thời đại giá nhà đất cao như hiện nay, một lần trả trước có thể tiêu hết tiền tiết kiệm của một gia đình. Cuối cùng, chúng tôi muốn nhắc nhở mọi người rằng nên suy tính cẩn thận trong mọi vấn đề tài chính, hoặc nhờ người quen có kinh nghiệm hay môi giới thân hữu tư vấn giúp mình trước khi xuống tiền.
Có thể bạn quan tâm:
- Mua nhà Sài Gòn: 3 cách kiểm tra nhà giá ảo
- Cảnh giác lừa đảo nhà đất: Muôn kiểu lừa tiền đặt cọc
- Ở nhà mặt đất thâm niên 30 năm, dọn lên chung cư rồi tôi không muốn xuống nữa
- 5 chiêu thức lừa đảo cho thuê phòng trọ và cách phòng tránh hiệu quả
- Cảnh giác: 8 chiêu lừa đảo mua bán nhà đất 2020 và cách phòng tránh hiệu quả
- Mua căn hộ chung cư cần xem xét kỹ 9 tiện ích này
- TP Thủ Đức: Hướng dẫn xin giấy phép xây dựng trực tuyến
Nguyên Phương
Từ khóa liên quan