Khi nào nên mua ngôi nhà thứ hai?
08/12/2017
Liệu mua ngôi nhà thứ hai có phải làm một quyết định đúng đắn? Những điều bạn cần biết trước khi đưa ra lựa chọn có mua ngôi nhà thứ hai hay không.
Sau khi đã tìm mua được ngôi nhà cho bản thân và gia đình, không ít nhà đầu tư trẻ nghĩ ngay đến việc mua căn nhà thứ 2 để tích luỹ tài sản, đầu tư cho thuê hoặc sang nhượng lấy chênh lệch. Tuy nhiên, thời điểm nào thích hợp nhất cho việc sở hữu căn nhà thứ 2, và bạn cần chuẩn bị những gì?
Đối với một số nhà đầu tư, việc sở hữu hai ngôi nhà có thể là một kế hoạch tuyệt vời để tích luỹ tài sản. Nếu bạn đang nghĩ đến việc mua ngôi nhà thứ hai vì lý do tích luỹ tài sản hoặc đầu tư tìm kiếm lợi nhuận, đừng bỏ qua 5 lời khuyên sau:
Lời khuyên thứ nhất: Bạn cần có nhiều tiền
Nếu bạn đã có sẵn một khoản tiết kiệm lớn, xin chúc mừng, việc mua căn nhà thứ 2 của bạn sẽ rất thuận lợi.
Tuy nhiên, nếu chỉ an toàn tích luỹ tài chính đến khi chúng đủ để mua căn nhà thứ 2, bạn đã lãng phí quãng thời gian xoay chuyển dòng tiền và buộc chúng sinh lợi. Đồng thời, bỏ qua khá nhiều cơ hội tốt.
Nếu chỉ vừa tích luỹ 500 - 1 tỷ đồng tiền tiết kiệm đầu tiên của mình và muốn chúng sinh lợi, bạn cần sự trợ giúp của ngân hàng để có đủ tài chính mua căn nhà thứ hai.
Thông thường, khi tiến hành làm việc với ngân hàng về khoản vay mua nhà, nếu bạn thế chấp cho ngân hàng một tài sản bất động sản khác, bạn có thể vay tới 100% giá trị căn nhà thứ 2. Nếu bạn thế chấp chính căn hộ thứ 2 này, ngân hàng sẽ cho vay tối đa 70% giá trị căn nhà. Như vậy, khi tích luỹ vừa đủ 30% giá trị căn nhà, bạn đã có thể bắt đầu tìm hiểu các cơ hội đầu tư.
Tuy nhiên, lời khuyên của Rever là bạn nên có từ 40% - 50% giá trị căn hộ để giảm lãi suất tiền vay. Ngân hàng cũng sẽ xem lại tín dụng của bạn từ 6 tháng - 1 năm gần nhất nên nếu có ý định làm hồ sơ vay mua nhà, hãy đảm bảo tín dụng của bạn tốt, không trễ hạn thanh toán bất kỳ khoản vay khác hoặc khoản sử dụng thẻ nào.
Lời khuyên thứ hai: Bạn không nên có quá nhiều nợ
Ngân hàng sẽ đặt vấn đề nếu bạn đang phải trả nhiều khoản nợ ngân hàng khác khi mua nhà thứ hai, trừ khi bạn có thu nhập rất tốt.
Trên thực tế, tỷ lệ nợ trên tổng thu nhập của bạn thường là vấn đề chính cho người cho vay, ông Stefani Markowitz, Tổng giám đốc và chủ tịch của Charles Rutenberg LLC, một cơ quan bất động sản ở thành phố New York nói: "Trong hầu hết các trường hợp, tỷ lệ nợ có thể là 36% đến 42%". Điều đó có nghĩa là tất nhiên nợ của bạn - bao gồm nợ vay, nợ thẻ tín dụng, khoản vay xe hơi và khoản vay sinh viên - không nên vượt quá 36 đến 42% tổng thu nhập hiện nay.
Tất nhiên, nếu bạn đang có kế hoạch để bù đắp một số nợ đó bằng cách đưa thu nhập tiền thuê hàng tháng từ ngôi nhà thứ hai của bạn, hãy đề cập đến điều đó với nhân viên tư vấn của ngân hàng. Việc cho thuê nhà có thể giảm nguy cơ bị ngân hàng từ chối. Nguyên tắc chung là bạn cần cung cấp sự đảm bảo càng nhiều càng tốt.
Lời khuyên thứ ba: Hãy tiêu tiền để kiếm tiền
Việc này nghe có vẻ phi lý nhưng bằng cách chứng tỏ khả năng tín dụng của mình thông qua việc giữ vững các khoản chi phí và thanh toán chúng đầy đủ, bạn có cơ hội được ngân hàng phê duyệt khoản vay mua căn nhà thứ 2 cao hơn.
Các nhà đầu tư được ngân hàng xem như những khách hàng có rủi ro hơn, họ sẽ là đối tượng để tăng mức lãi suất, hạn chế khoản vay để giảm thiểu rủi ro.
Để tránh các vấn đề về tài chính, nhiều nhà đầu tư sử dụng tiền mặt hoặc các khoản tín dụng hiện có để bảo chứng cho khoản vay.
Lời khuyên thứ tư: Hãy chuẩn bị cho trường hợp người mua và người thuê không xuất hiện
Chỉ vì bạn có kế hoạch lớn cho thuê hoặc bán ngôi nhà thứ hai, điều đó không có nghĩa là mọi thứ sẽ thuận lợi như tất cả kế hoạch của bạn. Hãy chuẩn bị cho cả việc người mua và người thuê không xuất hiện trong một thời gian. Hoặc căn nhà cho thuê của bạn sẽ có tỉ lệ trống nhất định khi chưa tìm được người thuê mới khi người thuê cũ đã rời đi.
Mỗi ngày trôi qua, một tài sản đầu tư chưa sinh lợi có nghĩa là lợi nhuận từ việc đầu tư của nhà đầu tư đang giảm đi. Chưa kể bạn còn tốn nhiều chi phí cải tạo, bảo trì ngôi nhà.
Hãy có kế hoạch cho những thời điểm chưa thuận lợi này để bản thân không bị áp lực. Lời khuyên của Rever là bạn nên có tối thiểu 6 tháng quỹ khẩn cấp để trang trải các khoản thuế phí, trả nợ vay mua nhà trong trường hợp này.
TP.HCM đang là nơi sở hữu sức mua, thuê mạnh mẽ và năng động. Việc đầu tư vào BĐS hay căn nhà thứ 2 là điều đáng cân nhắc.
Lời khuyên thứ năm: luôn đánh giá đúng và đủ các rủi ro tiềm tàng
Ngay cả khi bạn bán hoặc cho thuê nhà thứ hai khá nhanh chóng và thuận lợi, bạn vẫn có thể mắc phải nhiều sai lầm.
Hãy luôn chuẩn bị cho những điều tồi tệ nhất và cẩn thận quản lý tài sản của mình. Thực tế, có khá nhiều người thuê nhà không tuân thủ đúng thoả thuận với chủ nhà. Họ không duy trì căn nhà ở trạng tái tốt nhất và có thể gây ra nhiều rủi ro hơn cho căn nhà vốn dĩ không phải của họ. Việc này thường xảy ra với tài sản giá rẻ và giá trung cấp. Bạn phải sẵn sàng về mặt tài chính trong trường hợp thiệt hại vượt xa khoản tiền gửi an toàn.
Hãy chắc rằng mình chọn đúng khu vực có sức thuê và mua sôi động, nếu không, chúng có thể gây ra sự nhức đầu đáng kể cho bạn khi hơn 6 tháng rồi vẫn chưa tìm được người mua.
Đảm bảo mình và người thuê đã làm việc trên cùng một số chứng từ quan trọng (hợp đồng, phụ lục thể hiện các khoản thủa thuận riêng của bên mua/bán, thuê/cho thuê) và chi tiết để bất kỳ khi nào xảy ra tranh chấp bạn đều có thể bảo vệ mình.
Kết Luận
Giống như những khoản đầu tư khác, đầu tư vào bất động sản, hay đầu tư vào căn nhà thứ 2 đều luôn có những rủi ro nhất định. Tuy nhiên, những rủi ro không nên là lý do khiến bạn bối rối khi có nguồn tiền cần đầu tư sẵn nhưng vẫn chưa ra quyết định mua căn nhà thứ 2. Hãy chắc mình đã tiềm soát các rủi ro, những sai lầm có thể mắc phải từ những nhà đầu tư đi trước, bạn bè để việc mua căn nhà thứ 2 tạo ra lợi nhuận đầu tư và thuận lợi như mong muốn.
Bạn cũng có thể tìm hiểu chi tiết 9 thủ thuật khi chọn mua nhà do Rever tổng hợp từ thực tế để trang bị những kiến thức mới nhất để bắt đầu đầu tư:
Thông tin liên quan:
Từ khóa liên quan