Cảnh báo: Nếu bạn có ý định vay tiền mua nhà, hãy đọc kỹ bài viết này!
10/09/2020
Nhiều người nói rằng vay tiền mua nhà càng nhiều sẽ tạo ra động lực kiếm tiền nhưng bạn đừng để ngập trong nợ chỉ vì chưa biết 4 mấu chốt quan trọng này!
Nhiều người nói rằng vay tiền mua nhà càng nhiều sẽ tạo ra động lực càng lớn để họ tìm cách tăng thêm thu nhập, sáng tạo kiếm tiền. Tuy nhiên, bạn đừng để động lực lại biến thành áp lực, để rồi bất lực vì ngập vào cảnh nợ nần chỉ vì chưa biết 4 mấu chốt quan trọng này!
Sai lầm khi vay tiền mua nhà #1: Ngân hàng cho vay tối đa bao nhiêu là vay bấy nhiêu
Vay tiền mua nhà "quá tay" là nguyên nhân chính dẫn đến cảnh ngộp nợ!
Hiện nay, nhiều ngân hàng có thể cho bạn vay tiền mua nhà lên tới 70 - 80% giá trị căn nhà, tức là bạn chỉ cần có sẵn trong tay 20 – 30% còn lại là được. Tuy nhiên, nếu vay hết hạn mức mà ngân hàng cho phép thì tồn tại nhiều rủi ro.
Cụ thể rủi ro ở đây là khoản vay tiền mua nhà càng cao thì tiền lãi phải trả hàng tháng càng cao cùng khoản nợ gốc bạn phải trả đều đều hàng tháng.
Đó là chưa tính đến các yếu tố phát sinh trong suốt quá trình vay tiền mua nhà. Bạn đâu thể “chắc như đinh đóng cột” rằng trong suốt 10 năm, 20 năm, tháng nào bạn cũng đủ 100% thu nhập để trả tiền ngân hàng!
Ví dụ: Bạn vay tiền mua nhà 2 tỷ trong thời hạn 10 năm (120 tháng), lãi suất trả là 12%/năm. Như vậy số tiền phải trả hàng tháng là:
|
Vậy nghĩa là trong 10 năm dài đăng đẳng, bạn phải cam đoan rằng tháng nào cũng dư ra trên 30 triệu sau khi trừ hết chi phí sinh hoạt, chi phí phát sinh, … để trả tiền vay mua nhà cho ngân hàng, nếu không muốn bị phạt quá hạn!
Nhiều gia đình vì vay tiền mua nhà “quá tay” nên luôn căng thẳng, thậm chí rơi vào cảnh thiếu trước hụt sau. Hay không may như đợt dịch COVID-19 lần này, nhiều người vay tiền mua nhà nhưng mất việc làm, không thể xoay sở đành phải bán gấp, bán lỗ căn nhà để “giải thoát” khỏi đống nợ.
Vay tiền mua nhà mà không lường trước các chi phí phát sinh sẽ biến căn nhà thành áp lực.
Khi vay tiền mua nhà, bạn không nên tính quá sát với mức thu nhập của bản thân, không nên tính lạc quan mà phải nhìn vào thực tế nếu không muốn xảy ra rủi ro, biến khoản vay thành áp lực nặng nề trong sinh hoạt và cuộc sống.
Để hạn chế áp lực chi trả, bạn chỉ nên vay tiền mua nhà trong khoảng 30 - 40% giá trị căn nhà là hợp lý nhất. Tỉ lệ này đảm bảo cho bạn có thể nhẹ nhàng trong việc trả nợ hàng tháng, đồng thời có thể tiết kiệm thêm một khoản dự phòng cho mình, chứ không dồn tất cả mọi thứ chỉ để trả nợ vay tiền mua nhà.
Quy tắc 28/36 từ các chuyên viên tín dụng:
Các ngân hàng cho vay mua nhà hiện này thường đánh giá khả năng trả nợ của bạn theo "quy tắc 28/36", tức là nên dành không quá 28% tổng thu nhập hàng tháng để trả nợ vay mua nhà và không quá 36% cho tổng nợ, bao gồm nợ vay mua nhà và các khoản nợ vay khác như vay mua xe, vay tiêu dùng,…
Sai lầm khi vay tiền mua nhà #2: Tâm lý “vay ngắn hạn thôi để trả nợ cho nhanh”
Vay tiền mua nhà thời hạn ngắn thì áp lực trả nợ hàng tháng sẽ tăng cao vì dư nợ gốc phải trả lớn.
Tâm lý chung của nhiều người là không muốn mắc nợ, đặc biệt là nợ năm này qua năm khác. Do đó, thay vì dàn trải thời gian trả nợ trong thời gian dài thì họ lại vay tiền mua nhà trong ngắn hạn.
Mặt tốt của vay ngắn hạn là không phải "cõng" nợ trên lưng đằng đẳng nhiều năm liền. Tuy nhiên, vay tiền mua nhà thời hạn ngắn thì áp lực trả nợ hàng tháng sẽ tăng cao vì dư nợ gốc phải trả lớn.
Ví dụ: Bạn vay tiền mua nhà 600 triệu đồng trong 1 năm, mỗi tháng bạn sẽ phải trả dư nợ gốc đến 50 triệu đồng kèm lãi. Nhưng nếu chọn thời hạn vay là 5 năm, mỗi tháng bạn chỉ phải trả 10 triệu đồng tiền dư nợ gốc kèm lãi mà thôi. |
Do đó, nếu bạn có thu nhập trung bình – khá và không có khả năng trả hết nợ gốc và lãi trong thời gian ngắn thì nên kéo dài thời hạn vay để giảm áp lực trả nợ cho ngân hàng hàng tháng. Bạn nên tính toán kỹ thu nhập thực tế và số tiền muốn vay để cân nhắc thời hạn vay cho phù hợp.
Sai lầm khi vay tiền mua nhà #3: Mù mờ các quy định về lãi suất
Vay tiền mua nhà lãi suất 0% có thực sự "hời"?
Để kích cầu mua nhà, nhiều ngân hàng, chủ đầu tư đưa ra các gói ưu đãi hấp dẫn dành cho khách vay tiền mua nhà như lãi suất cực thấp, thậm chí là 0% lãi suất! Tuy nhiên, nếu không thực sự hiểu đúng và đủ về các chính sách ưu đãi này, người vay tiền mua nhà rất dễ rơi vào “bẫy” tài chính.
Vay tiền mua nhà với lãi suất 0% là trả góp không lãi suất, thời gian ưu đãi thường kéo dài từ 12 - 24 tháng tùy vào chính sách của ngân hàng hay chủ đầu tư dự án. Sau thời gian ưu đãi, người vay tiền mua nhà phải trả lãi suất vay như thông thường.
Khi lãi suất trở về mức thả nổi theo quy định của ngân hàng, lãi suất vay tiền mua nhà có thể lên đến 11 – 12%/năm. Hiện nay, lãi suất thả nổi được các ngân hàng áp dụng theo công thức lãi suất tiết kiệm hoặc lãi cơ sở cộng với biên độ 3% - 4.5%.
Cần phải hỏi kỹ vấn đề lãi suất thả nổi khi vay tiền mua nhà.
Song, giá trị lãi suất thả nổi này thường chỉ được nhân viên tín dụng tư vấn … miệng, nhiều người bất cẩn hay thiếu hiểu biết nên nhầm lẫn giữa lãi suất ưu đãi và thả nổi, đến khi tiền lãi quá cao vượt ngoài khả năng chi trả thì “không biết khóc cùng ai”.
Do đó, khi chọn gói vay tiền mua nhà, tốt nhất là bạn phải chủ động tìm hiểu thông tin, xem xét thời gian ưu đãi của gói vay là bao lâu, lãi suất sau ưu đãi được tính thế nào. Khi vay cần hỏi rõ nhân viên ngân hàng cách thức tính hoặc cách cập nhật lãi suất sau mỗi kỳ điều chỉnh của ngân hàng... rồi mới quyết định
Ngày nay, nhiều ngân hàng đang áp dụng là phương pháp tính lãi theo dư nợ giảm dần. Theo đó, hàng tháng, khách hàng sẽ phải trả cả lãi và gốc, gốc được tính đều bằng trung bình số tiền vay chia cho thời gian vay mua nhà (tính theo tháng). Khoản lãi sẽ được tính theo công thức:
Nhờ vậy, số tiền hàng tháng mà bạn phải trả (bao gồm cả gốc và lãi) sẽ giảm đều hàng tháng đến khi trả hết nợ. |
Sai lầm khi vay tiền mua nhà #4: Không lường trước phí phạt trả nợ trước hạn
Nhiều người nói rằng vay nợ càng nhiều sẽ tạo ra động lực kiếm tiền càng lớn.
Thực tế, khi vay tiền mua nhà, bạn phải cam kết với ngân hàng không tất toán (trả hết nợ) trước hạn trong khoảng thời gian nhất định. Nếu bạn trả hết nợ sớm hơn quy định, bạn sẽ phải đóng một khoản phí phạt trả nợ trước hạn.
Mức phí phạt trả nợ trước hạn thường được tính theo công thức: (Tỷ lệ phí trả nợ trước hạn) x (Số tiền trả trước).
Trong đó, tỷ lệ phí trả nợ trước hạn là phần trăm sẽ bị phạt được ghi trong hợp đồng trước đó; số tiền trả trước là số tiền khách hàng còn vay và giờ trả hết (số tiền còn nợ).
Tốt nhất, bạn nên hỏi nhân viên ngân hàng về thời gian quy định không trả nợ trước hạn và tỷ lệ phí phạt trả nợ trước hạn. Từ đó, bạn có thể lập ra kế hoạch trả nợ vay tiền mua nhà một cách chủ động và phù hợp với tình hình tài chính của bản thân.
Nhiều người nghĩ ra “kế” rằng thay vì dồn một đống tiền để trả hết nợ trước hạn lại còn bị phạt thêm tiền thì đem đống tiền đó đi gửi ngân hàng kiếm lãi hàng tháng. Tuy nhiên, bạn nên nhớ rằng lãi suất tiết kiệm chỉ bằng một khoản vô cùng nhỏ so với lãi suất cho khoản nợ vay tiền mua nhà hàng tháng của bạn! |
Tóm lại, vay tiền mua nhà là một chuyện lớn, cần suy nghĩ cặn kẽ trước khi ra quyết định. Nhiều người nói rằng vay nợ càng nhiều sẽ tạo ra động lực càng lớn để họ tìm cách tăng thêm thu nhập, sáng tạo kiếm tiền. Song, bạn đừng để động lực lại biến thành áp lực, để rồi bất lực vì ngập vào cảnh nợ nần. Vay tiền một cách thông minh thì nợ nần mới trở thành động lực!
Sau khi xem qua những thông tin trên, nếu bạn cần hỗ trợ thêm thì hãy liên hệ ngay với Rever qua số Hotline: 1800 234 546 để được tư vấn trực tiếp.
Hoặc tham khảo thông tin trong tài liệu dưới đây:
Có thể bạn quan tâm:
- Còn buồn khi phải mua nhà diện tích nhỏ vì bạn chưa biết 7 điều này
- Vạch trần 4 bí mật mà người bán nhà không muốn bạn biết
- Cảnh giác lừa đảo nhà đất: Muôn kiểu lừa tiền đặt cọc
- Các hình thức cho vay mua nhà phổ biến nhất hiện nay
- Phân tích Lợi thế và Hạn chế khi mua chung cư Quận 8
- Mua căn hộ chung cư cần xem xét kỹ 9 tiện ích này
- Mua nhà giá tốt như dân buôn bất động sản chuyên nghiệp bằng 7 cách sau đây
- Bị lừa mất trắng khi mua nhà dù cầm trên tay sổ hồng!
- Cảnh giác lừa đảo nhà đất: Xem đất "đi dễ khó về"
Nguyên Phương (TH)
Từ khóa liên quan