Lý giải việc bán nhà ở xã hội tại sao thường khó khăn
29/09/2022
Nhà ở xã hội là loại hình căn hộ có mức giá hợp lý đang được nhiều người độc thân hoặc gia đình trẻ lựa chọn. Tuy nhiên, nhà ở xã hội bán lại rất khó.
Nhà ở xã hội là loại hình căn hộ có mức giá hợp lý đang được nhiều người độc thân hoặc gia đình trẻ lựa chọn. Tuy nhiên, bán nhà ở xã hội, tại sao lại khó như vậy? Hãy cùng Rever tìm hiểu qua bài viết bên dưới.
Nhà ở xã hội là gì?
Nhà ở xã hội là nhà ở thuộc sở hữu và quản lý của cơ quan nhà nước (có thể là trung ương hoặc địa phương) hoặc được các tổ chức phi lợi nhuận xây dựng để cung cấp nhà ở giá rẻ dành cho một số đối tượng thuộc chính sách ưu tiên trong xã hội như công chức nhà nước hoặc người có thu nhập thấp mà chưa có nhà ở thuê hoặc mua.
Nhà ở xã hội tại các đô thị thường là nhà chung cư, diện tích mỗi căn không quá 70 m²/sàn, nhưng không được dưới 30 m²/sàn, đồng thời vẫn phải đảm bảo các tiêu chuẩn về hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội theo quy định của từng loại đô thị.
Thông thường, nhà ở xã hội ở Việt Nam thường có 2 loại: loại do Nhà nước đầu tư xây dựng và loại do các doanh nghiệp tư nhân xây dựng. Cụ thể:
1. Loại do Nhà nước đầu tư, xây dựng với mục đích là nhà ở xã hội
2. Loại do doanh nghiệp tư nhân xây dựng rồi bán lại cho quỹ nhà ở xã hội, theo các hình thức đặc thù như giảm thuế VAT, giảm thuế đất,…
Nhà ở xã hội điển hình. Ảnh minh hoạ.
3 Lý do khiến việc bán nhà ở xã hội thường khó khăn hơn
#Lý do 1 - Thủ tục mua nhà ở xã hội thường rắc rối và cần nhiều loại hồ sơ phức tạp
Theo quy định tại Khoản 4, Khoản 5 Điều 19 Nghị định 100/2015/NĐ-CP về phát triển và quản lý nhà ở xã hội, thì:
Người mua, thuê mua nhà ở xã hội không được phép thế chấp (trừ trường hợp thế chấp với ngân hàng để vay tiền mua, thuê mua chính căn hộ đó) và không được chuyển nhượng nhà ở dưới mọi hình thức trong thời gian tối thiểu là 5 năm. Trong thời hạn chưa đủ 5 năm kể trên, nếu bên mua hoặc thuê mua có nhu cầu bán lại nhà ở xã hội thì chỉ được bán lại cho Nhà nước hoặc chủ đầu tư dự án đó.
Đó là chưa kể đến khi muốn mua lại nhà ở xã hội, bạn phải kiểm tra người bán nhà ở xã hội cho bạn đã trả hết số tiền theo hợp đồng ký kết với chủ đầu tư hay chưa. Nếu người này chưa trả hết thì việc mua bán này sẽ vi phạm pháp luật, lúc đó quy trình mua bán sẽ bị gián đoạn và rắc rối hơn.
Nhiều người lo ngại vì vấn đề pháp lý phức tạp khi mua bán nhà ở xã hội. Ảnh minh hoạ.
#Lý do 2 - Nhà ở xã hội kén đối tượng bán lại
Về quy định chung, người mua nhà ở xã hội phải thuộc diện khó khăn về chỗ ở. Họ chưa được nhà nước giao đất theo quy định của pháp luật về đất đai. Họ phải là những người đang trong thời điểm đi thuê, mượn nhà hay ở nhờ nhà của người khác, hoặc có nhà nhưng bị nhà nước thu hồi phục vụ cho việc giải phóng mặt bằng theo chủ trương của nhà nước.
Để có thể mua nhà ở xã hội thì người có nhu cầu mua nhà ở xã hội phải có hộ khẩu thường trú tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung trương nơi có nhà ở xã hội. Người thu nhập thấp muốn chung cư xã hội phải là người không thuộc diện phải nộp thuế thu nhập cá nhân thường xuyên theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập cá nhân.
Hiện tại tìm người mua nhà đã khó nhưng lại còn đáp ứng đủ các điều kiện trên nên lẽ dĩ nhiên việc bán nhà ở xã hội sẽ khó và thời gian bán lại sẽ lâu hơn rất nhiều.
Nếu không đủ điều kiện quy định, người mua không thể mua nhà ở xã hội. Ảnh minh hoạ.
#Lý do 3 - Nhà ở xã hội thường có vị trí xa trung tâm
Lẽ dĩ nhiên, bởi nhà ở xã hội thường có giá thấp nên chắc chắn sẽ không thể chiếm một vị trí đắc địa ở vùng trung tâm. Ngoài ra, tiện ích và nội thất của nhà ở xã hội cũng không hiện đại, chất lượng như nhà đất hay căn hộ chung cư trung cấp, cao cấp.
Thường các nhà ở xã hội ít khi nằm ở vị trí tốt và thường ít tiện ích. Ảnh minh hoạ.
Lưu ý khi bán nhà ở xã hội
Bởi nhà ở xã hội thuộc sở hữu của nhà nước nên về pháp lý cũng sẽ phức tạp hơn thông thường, mà pháp lý là vấn đề người mua nhà nào cũng quan tâm. Do đó, để bán nhà ở xã hội dễ dàng hơn, bạn cần lưu ý một số điểm:
- Theo Sở Xây dựng, trong thời hạn chưa đủ 5 năm, nếu bên mua, thuê mua có nhu cầu bán lại Nhà ở xã hội thì chỉ được bán lại cho chủ đầu tư hoặc cho đối tượng được mua, thuê mua Nhà ở xã hội.
- Giá bán tối đa phải bằng giá bán Nhà ở xã hội cùng loại tại cùng địa điểm, thời điểm bán.
- Có thể trang trí, bố trí lại không gian bên trong để thu hút người mưa, nhưng không sơn sửa, tự ý thay đổi kết cấu khác.
Cần chú ý về pháp lý nhiều hơn khi bán nhà ở xã hội. Ảnh minh hoạ.
Bạn đang đọc bài viết "Lý giải việc bàn nhà ở xã hội tại sao thường khó khăn hơn" từ Rever.vn. Ngoài ra, Rever gửi đến bạn bộ TÀI LIỆU MIỄN PHÍ bên dưới đây để hỗ trợ bạn bán nhà ở xã hội dễ dàng hơn.
Xem thêm:
-
Thông tin dự án nhà ở xã hội quy mô hơn 1.000 căn tại Thạnh Mỹ Lợi, TP Thủ Đức
-
Hồ sơ đăng ký mua nhà xã hội cần lưu ý và chuẩn bị những gì?
-
6 màn kịch lừa đảo mua bán nhà đất và cách phòng tránh để không trở thành nạn nhân
-
Bảng danh sách tất cả dự án nhà ở xã hội đang triển khai tại TP.HCM, người mua nhà phải biết
Giang Nguyễn (tổng hợp
Từ khóa liên quan