5 sai lầm lớn nhất của người mua nhà
22/12/2022
Trước khi xuống tiền, bạn hãy xét kỹ 5 sai lầm mà người mua nhà thường mắc sau đây để chắc chắn rằng bạn đã tìm được căn nhà chân ái.
Khi bạn thốt lên rằng "Tôi yêu căn nhà này!" thì bạn cũng cần nhớ rằng "Tình yêu là mù quáng". Do đó, trước khi xuống tiền mua nhà, bạn hãy xét kỹ 5 điều sau đây để chắc chắn rằng bạn đã tìm được căn nhà chân ái.
Bị chế ngự bởi những cảm xúc mạnh mẽ khi chỉ mới xem qua nhà mẫu hay vì quá yêu thích tầm nhìn từ căn nhà, nhiều người mua lại bỏ qua những thứ như hàng xóm tệ hại, sơ đồ mặt bằng lộn xộn hay nền đất yếu,...
Thị trường bất động sản điên cuồng hiện nay chỉ làm trầm trọng thêm những sai lầm do cảm xúc - người mua cảm thấy họ cần phải làm bất cứ điều gì để có được một căn nhà cho riêng mình, và người bán sẽ tận dụng lợi thế của thị trường nóng chiếm lợi từ người mua.
Sai lầm #1 của người mua nhà: Một căn nhà đẹp giữa một vị trí tồi tệ
Nhiều chuyên gia bất động sản cho biết người mua dễ bị cảm xúc chi phối trước một căn nhà đẹp mà quên đi môi trường xung quanh.
Điều này càng dễ bị bỏ qua nếu bạn mua nhà hình thành trong tương lai, tức bạn sẽ xuống tiền khi mới chỉ xem nhà mẫu (ở một vị trí khác).
Mùi hôi, tiếng ồn, hàng xóm bất hảo,... có thể là những thứ đi kèm nếu bạn mua nhà mà bỏ qua nguyên tắc "Vị trí, vị trí, vị trí".
Bạn nên nhớ rằng mình có thể dễ dàng xây thêm một phòng tắm, ngăn tường để tạo thêm một phòng ngủ nhưng không thể rời khỏi những hàng xóm bất hảo trừ khi bạn hoặc họ dọn đi nơi khác!
Sai lầm #2 của người mua nhà: Lầm tin những hình ảnh "ảo"
Vô số tin đăng bán nhà trên mạng hiện nay có những ảnh chụp hình nhà đẹp mắt với lối đi thông thoáng, phòng ngủ rộng rãi.
Nhưng sẽ là sai lầm nếu bạn vội đặt cọc vào những căn nhà như thế mà thậm chí chưa đến thăm trực tiếp một lần!
Tuy nhiên, rất nhiều người mua — đặc biệt là với những người mua ở xa hoặc không muốn đến xem nhà người lạ vì đại dịch — dễ sa vào bẫy của những tin đăng trực tuyến thiếu uy tín.
Bên cạnh đó, những người mua nhà hình thành trong tương lai cũng dễ mắc phải lỗi này. Lúc bạn mua - căn nhà chưa được xây, và khi đã xây xong - bạn nhận nhà với nỗi thất vọng!
Bạn đừng để những chi tiết nội thất hào nhoáng làm "mờ mắt" khi đang xem hình ảnh minh hoạ, thậm chí chúng không được bàn giao khi bạn nhận nhà đâu!
Hãy lý trí! Hãy thực tế! Hãy nhìn vào những con số trên bản vẽ và các cam kết bàn giao trên hợp đồng. Và khi nhận nhà, nếu có sự sai khác giữa thực tế và những cam kết trên hợp đồng mua bán nhà, bạn có thể khiếu nại, thậm chí là đòi hoàn tiền và không nhận nhà.
Bạn đừng để những chi tiết nội thất hào nhoáng làm "mờ mắt" khi đang xem hình ảnh minh hoạ, thậm chí chúng không được bàn giao khi bạn nhận nhà đâu!
Sai lầm #3 của người mua nhà: Không kiểm tra những thứ khó nhìn thấy
"Đó là một sai lầm khiến người mua mất rất nhiều tiền sau này," anh Hà Linh, một môi giới chuyên nghiệp tại TP.HCM cho biết.
Một trong những khách hàng của anh ấy tính bỏ qua việc kiểm tra đường ống thoát nước vì cho rằng không cần thiết và mất thời gian. Nhưng anh đã thuyết phục khách hàng để các đường ống được soi một cách chuyên nghiệp bằng một camera nhỏ, nhờ đó phát hiện ra một vết nứt lớn trên đường ống. Bởi vì nó được phát hiện sớm nên người bán đã phải giảm giá bán so với ban đầu.
Trong một số trường hợp khác, việc kiểm tra đã giúp phát hiện ra các lớp vật liệu lợp mái được đặt không đúng cách, nền móng bị lỗi, hệ thống dây điện và hệ thống ống nước phụ được che giấu bởi tấm ốp gỗ. Những thứ đó đều gây tốn kém và mất thời gian để sửa chữa.
Theo như anh Hà Linh nói: "Mua nhà không kiểm tra những chi tiết khó nhìn thấy cũng như đánh giá một cuốn sách qua bìa của nó."
Việc kiểm tra cũng rất quan trọng ngay cả khi bạn muốn san bằng căn nhà hiện có để xây một căn nhà mới. Trong căn nhà cũ có thể có một bể tự hoại chôn dưới sân hoặc amiăng trong mái nhà hoặc hệ thống điều hòa không khí.
Kiểm tra là cách duy nhất để người mua có thể chắc chắn rằng họ có thể tiến hành sửa chữa và xây dựng theo ý họ muốn sau này.
Mua nhà không kiểm tra những chi tiết khó nhìn thấy cũng như đánh giá một cuốn sách qua bìa của nó.
Sai lầm #4 của người mua nhà: Mua một căn nhà nghỉ dưỡng với chi phí bảo trì cao
Khi mua căn nhà để dành cho việc nghỉ dưỡng, hầu hết mọi người đều tập trung vào bất động sản mà họ "mơ ước" chứ không nghĩ đến chi phí sở hữu, cải tạo, sửa chữa và chi phí bảo trì liên tục có thể làm cạn kiệt tài khoản ngân hàng của họ. Và khi đó, nghỉ dưỡng không mang lại sự thảnh thơi mà là phiền hà.
Gần đây, anh Hà Linh cũng đã nói chuyện với một khách hàng về việc mua một căn nhà ven biển để nghỉ dưỡng. Đó là một căn nhà cũ cần được nâng cấp rất lớn như hệ thống dây điện, hệ thống điều hòa và mái nhà.
Nó cũng đang có một cái sân lớn với nhiều cỏ. Anh Hà Linh đã hỏi khách hàng của mình rằng: "Chị có chắc rằng mình muốn mua một căn nhà thứ hai để nghỉ dưỡng chứ không phải để tìm thêm một công việc thứ hai chứ?".
Sai lầm #5 của người mua nhà: Tự trói tay mình
Đặc biệt đối với những người muốn mua nhà trong chung cư hay trong khu compound. Bạn có hỏi chủ đầu tư về những quy định để được thay đổi màu sơn, nơi để xe hay việc thay đổi kết cấu căn nhà chưa? Đa số câu trả lời là Không!
Đó là lý do tại sao người mua dự định mua nhà trong bất kỳ cộng đồng nào mà có ban quản lý nên đặc biệt chú ý về những điểm này. Bạn chắc hẳn không muốn sống trong một căn nhà mà mãi buồn bực do không được làm theo ý mình.
Bạn vừa xem qua bài viết 5 sai lầm lớn nhất của người mua nhà. Sau khi xem qua những thông tin trên, nếu bạn cần hỗ trợ thêm thì hãy liên hệ ngay với Rever qua số Hotline: 1800 234 546 để được tư vấn trực tiếp.
Có thể bạn quan tâm:
- Mua nhà Sài Gòn: 3 cách kiểm tra nhà giá ảo
- Cảnh giác lừa đảo nhà đất: Muôn kiểu lừa tiền đặt cọc
- Ở nhà mặt đất thâm niên 30 năm, dọn lên chung cư rồi tôi không muốn xuống nữa
- 5 chiêu thức lừa đảo cho thuê phòng trọ và cách phòng tránh hiệu quả
- Cảnh giác: 8 chiêu lừa đảo mua bán nhà đất 2020 và cách phòng tránh hiệu quả
- Mua căn hộ chung cư cần xem xét kỹ 9 tiện ích này
- TP Thủ Đức: Hướng dẫn xin giấy phép xây dựng trực tuyến
Nguyên Phương
Từ khóa liên quan