4 chứng nhận uy tín thế giới về dự án nhà ở đảm bảo mảng xanh
08/06/2021
Có rất nhiều hệ thống chứng nhận Công trình Xanh nhằm tạo ra một tiêu chuẩn mới về chất lượng trong ngành xây dựng.
Có rất nhiều hệ thống chứng nhận Công trình Xanh nhằm tạo ra một tiêu chuẩn mới về chất lượng trong ngành xây dựng.
Ngành công nghiệp xây dựng thế giới đang hướng tới một tương lai xanh hơn và bền vững hơn. Có rất nhiều hệ thống chứng nhận Công trình Xanh nhằm tạo ra một tiêu chuẩn mới về chất lượng trong ngành. 4 cái tên dưới đây sẽ cho chúng ta cái nhìn tổng thể về những chứng nhận nổi bật trong lĩnh vực xây dựng xanh:
1. Chứng nhận vàng LEED
Hệ thống chứng nhận LEED là một trong những hệ thống đánh giá hàng đầu trên thế giới. Thực tế, LEED là hệ thống chứng nhận xanh đầu tiên được Đại sứ quán TechZones ở Serbia sử dụng cho khu vực kết hợp hài hòa giữa: công viên và thương mại của họ ở Indjija.
Tổ chức chứng nhận LEED đã đánh giá Tòa nhà Pixel ở Melbourne với mức điểm cao nhất trên 44.000 công trình xanh trên thế giới.
Toà nhà Pixel (Melbourne, Úc) được LEED công nhận là công trình xanh hàng đầu thế giới
Nhìn chung, hệ thống đánh giá LEED giúp tận dụng tính bền vững trong việc thiết kế và xây dựng. Điều này được thực thi qua việc bảo tồn năng lượng và nguồn nước, giảm phát thải khí nhà kính, giảm lượng rác được gửi đến các bãi chôn lấp, cũng như giảm chi phí vận hành và tạo động lực cho các chủ xây dựng bằng việc giảm thuế.
2. Chứng nhận Green Star
Tương tự như LEED, Green Star được coi là một trong những hệ thống đánh giá tốt nhất trên toàn nước Úc. Hệ thống này xếp loại rất nhiều các tòa nhà về tính thân thiện với môi trường và độ bền vững, bao gồm trường học, bệnh viện, văn phòng, căn hộ… Green Star hoạt động với tư cách độc lập, vì vậy các đánh giá của họ không bao giờ thiên về lợi ích của bất kỳ công trình cụ thể nào.
Hệ thống chứng nhận này sử dụng nhiều yếu tố khác nhau để xác định mức độ vững chắc của một tòa nhà.
Ảnh minh họa
Mỗi công cụ đánh giá đều được thiết kế dành riêng cho các loại công trình xây dựng khác nhau như: xếp hạng của văn phòng dựa trên 8 yếu tố gồm quản lý, chất lượng môi trường làm việc, năng lượng, giao thông, nguồn nước, vật liệu, sử dụng đất và sinh thái và khí thải.
3. Chứng nhận NatHERS
Dù không lớn bằng hệ thống chứng nhận LEED và Green Star, nhưng NatHERS lại tập trung vào thiết kế nhà để đảm bảo mức độ bền vững tối thiểu. Nhằm duy trì cho ngôi nhà có hiệu suất năng lượng và xanh nhất có thể, NatHERS sẽ cung cấp phân tích và đánh giá chi tiết ngay khi bắt đầu giai đoạn thiết kế.
Xếp hạng của họ được tính từ 0 đến 10 sao, đạt được càng nhiều sao chứng tỏ ngôi nhà có thể sử dụng năng lượng hiệu quả. NatHERS xác định khả năng sưởi ấm và làm lạnh ngôi nhà bằng cách đánh giá độ bóng, vị trí nhà, loại nhà, loại kính và vật liệu sử dụng trong xây dựng nhà.
4. Chứng nhận NABERS
Đây là hệ thống chứng nhận Môi trường xây dựng Quốc gia của Úc. NABERS đo đạc và đánh giá mức độ ảnh hưởng tới môi trường của các tòa nhà trong nước Úc, ví dụ như khách sạn, văn phòng và trung tâm mua sắm. Mặc dù NABERS có chút khác biệt so với các hệ thống chứng nhận trên, nhưng họ tập trung chủ yếu vào việc chấm điểm cho các tòa nhà sau khi đã hoàn thành.
NABERS là chứng nhận danh giá về công trình tốt cho môi trường
Hệ thống đánh giá của NABERS cũng giống như Green Star, tập trung chủ yếu vào việc đo mức tiêu thụ nước, chất thải, chất lượng môi trường bên trong và hóa đơn tiêu thụ năng lượng của các tòa nhà.
Đây chỉ là một vài trong số rất nhiều hệ thống chứng nhận Công trình Xanh trên thế giới. Ngày càng có nhiều doanh nghiệp bất động sản quyết định đi theo con đường xây dựng xanh để đáp ứng các tiêu chuẩn chứng nhận này. Chúng ta hoàn toàn có thể đặt niềm tin vào sự phát triển bền vững hơn.
Để tìm hiểu thêm về phong thuỷ nhà ở, mời bạn tham khảo tài liệu Hướng dẫn cách xem phong thuỷ căn hộ, chọn hướng nhà:
Theo Australasian Science Magazine
Từ khóa liên quan