Vay tiền người thân mua nhà và những lưu ý không nên bỏ qua
31/07/2018
Vay tiền người thân mua nhà có lợi hơn so với vay ngân hàng bởi không chịu mức lãi suất cao, thậm chí được miễn trả lãi. Tuy nhiên, để vay người thân mua nhà an toàn, bạn cần lưu ý những điều sau.
Vay tiền người thân mua nhà có lợi hơn so với vay ngân hàng bởi không chịu mức lãi suất cao, thậm chí được miễn trả lãi. Tuy nhiên, để vay người thân mua nhà an toàn, bạn cần lưu ý những điều sau.
Dự trù các nguồn trả nợ khi người thân cần gấp
Mua một ngôi nhà đòi hỏi bạn cần phải có số tiền lớn, mà trong trường hợp này thì bạn không thể nào vay số tiền lớn từ 1 người. Bạn sẽ vay rải rác từ nhiều người, mỗi người vay một ít. Nhờ vậy, bạn sẽ dễ dàng hơn khi trả nợ. Khi vay người thân mua nhà, bạn cũng nên giao hẹn trước là khoảng bao lâu có thể trả được, và mỗi lần trả số tiền là bao nhiêu. Thật may mắn nếu người thân của bạn có thể cho bạn vay đúng như kế hoạch.
Tuy nhiên, bạn cũng nên tính toán đến trường hợp xảy ra chuyện ngoài ý muốn và người thân cần tiền gấp thì phải lấy nguồn nào để trả. Chính vì thế, bạn phải có khoản dự phòng hoặc một nguồn nào đó sẵn tiền cho vay để trả trong thời gian sớm nhất, nếu không sẽ ảnh hưởng đến uy tín của bạn.
Khi vay tiền người thân, bạn bè để mua nhà có ưu điểm là lãi suất thấp (hoặc không lãi), áp lực trả nợ cũng ít hơn.
Có qua thì phải có lại, dành ra một khoản cho người thân vay thêm khi họ cần
Khi vay tiền của người thân hay bạn bè, bạn đều phải tính đến trường hợp khi họ cần, bên cạnh việc trả số tiền đã vay trước đó, bạn phải cho họ vay thêm một khoản, dù ít hay nhiều. Chẳng hạn, khi người thân, bạn bè cần tiền để mua nhà chẳng hạn, bên cạnh việc trả nợ bạn cũng phải cho họ vay một khoản nhất định phù hợp với sự giúp đỡ trước đây của họ. Đó được coi là việc giúp đỡ có đi có lại nhằm duy trì các mối quan hệ.
Dự trù các khoản chi tiêu phát sinh
Đa số khi vay tiền người thân, bạn bè sẽ không phải trả lãi hoặc lãi thấp, ổn định. Do đó, việc chịu biến động về lãi suất hầu như không có. Như vậy, bạn có thể dễ dàng hơn trong việc tính toán kế hoạch trả nợ hàng tháng, hàng năm. Tuy nhiên, đôi khi bạn vẫn bị vỡ kế hoạch vì những chi phí phát sinh khi đau ốm, bệnh tật...
Đặc biệt, với những cặp vợ chồng trẻ, khi bạn sinh thêm con sẽ phát sinh rất nhiều nguồn phải chi tiêu. Những lúc đó, chi tiêu trong gia đình sẽ có thể tăng gấp rưỡi, thậm chí là hơn. Điều này đồng nghĩa với việc bạn phải tăng thêm thu nhập hoặc giảm tiền tiết kiệm để trả nợ.
Cho dù vay ngân hàng hay vay từ người thân, bạn cũng cần phải dự trù những khoản phát sinh hàng tháng
Dự trù trường hợp nguồn thu nhập bị sụt giảm
Nếu nguồn thu nhập của bạn ổn định và tiếp tục tăng theo thời gian thì việc trang trải cuộc sống gia đình và trả nợ sẽ không đáng ngại. Tuy nhiên, vì vay tiền mua nhà và xác định trả trong thời gian dài, khoảng vài năm nên mọi chuyện đều có thể xảy ra. Do đó, bạn cũng nên đặt ra tình huống không may xảy ra, thu nhập bị sụt giảm, bạn sẽ phải ứng phó ra sao. Với những tính toán và cân nhắc kỹ lưỡng, gia đình bạn sẽ không bị khủng hoảng vì nợ nần.
Bên cạnh những lưu ý khi vay tiền người thân mua nhà mà Rever đã liệt kê ở trên, trong trường hợp bạn góp tiền mua nhà cùng người thân, bạn cũng nên lưu ý những vấn đề dưới đây:
Thật cẩn trọng khi góp tiền mua nhà từ người thân để tránh tình cảm sứt mẻ
Thứ nhất: Chỉ nên góp tiền mua nhà với những người mà bạn cho là thân nhất, chẳng hạn như: Anh/Chị/Em ruột, Ba/Mẹ, Vợ/Chồng hoặc một người bạn rất thân.
Thứ hai: Những người góp tiền chung nên có số tiền đóng góp ngang nhau, bao nhiêu người thì chia ra bấy nhiêu phần tương đương nhau. Ví dụ: Nếu bạn vay mua căn hộ 3 tỷ và có 3 người hùn tiền mua chung thì phải đảm bảo mỗi người đóng vô 1 tỷ đồng, không nên chia lẻ người đóng 1 tỷ, người đóng 1,5 tỷ và người đóng 500 triệu. Điều này có thể dẫn đến những rắc rối sau này, ví dụ người đóng ít hơn lại được sử dụng phần diện tích ngang với người đóng nhiều sẽ dễ gây ra mâu thuẫn..
Thứ ba: Khi lên kế hoạch góp tiền mua nhà, tất cả những ai góp vô nên để tên trên giấy tờ nhà đất, tránh một người đứng tên sổ, dễ phát sinh vấn đề khi bán nhà.
Thứ tư: Chú ý phần diện tích nhà sau khi mua. Phải lên kế hoạch phân chia cụ thể và công bằng, tránh người được ít, người được nhiều khi mà số tiền đóng góp ngang nhau.
Thứ năm: Khi muốn sửa chữa hay cải tạo lại nhà, cần phải hỏi ý kiến của tất cả những người đồng sở hữu ngôi nhà, nhất quyết không nên tự mình đưa ra quyết định.
Thứ sáu: Nếu có ý định dành phần diện tích của mình được hưởng cho mục đích thuê nhà, hãy đảm bảo việc này không làm ảnh hưởng lên những người đồng sở hữu ngôi nhà.
Thứ bảy: Hạn chế việc cầm cố sổ đỏ (giấy tờ nhà) cho mục đích vay vốn ngân hàng.
Thứ tám: Nếu về sau có ý định bán nhà, phần tiền thu về nên rõ ràng và chia ra công bằng sao cho các bên đều thỏa mãn, tránh gây sứt mẽ tình cảm bạn bè, gia đình.
Thứ chín: Nếu có điều kiện, hãy tự mình mua nhà và đứng tên duy nhất trên giấy tờ nhà, hạn chế việc góp tiền với người khác.
Bạn đang theo dõi bài viết Vay tiền người thân mua nhà và những lưu ý không nên bỏ qua trong chuyên mục Hướng dẫn Rever. Ngoài ra, để quá trình vay vốn mua nhà của bạn được diễn ra suôn sẻ hơn, Rever gửi đến bạn tài liệu Bảng tính lãi suất vay ngân hàng mua nhà hàng tháng.
Có thể bạn quan tâm:
Từ khóa liên quan