Thiết kế nhà vệ sinh tiện nghi và 5 quy tắc không thể bỏ qua
04/10/2018
Thường không được ưu tiên về diện tích nên việc thiết kế nhà vệ sinh cần tuân thủ 5 quy tắc sau để đem lại sự tiện nghi, thoải mái tối đa cho gia chủ.
Thường không được ưu tiên về diện tích nên việc thiết kế nhà vệ sinh cần tuân thủ 5 quy tắc sau để đem lại sự tiện nghi, thoải mái tối đa cho gia chủ.
1. Có hai nguồn sáng trở lên
Không gian nhà vệ sinh thường không rộng rãi như nhiều phòng khác nên chủ nhà thường chỉ lắp một nguồn sáng duy nhất để soi rọi cả phòng. Bóng đèn thường được gắn trên trần hoặc vách tường.
Điều này thường không đảm bảo nhu cầu sử dụng vì mỗi khu vực trong nhà vệ sinh đều có vai trò quan trọng và cần đủ sáng. Chẳng hạn như vị trí bồn rửa mặt đòi hỏi ánh sáng tốt nhưng không gây chói mắt vì là nơi soi gương, cạo râu cho nam, trang điểm cho nữ.
Do đó, thiết kế nhà vệ sinh cần hai nguồn sáng chính: đèn chung và đèn tại gương soi. Đèn chung có độ sáng vừa phải, đặt tại vị trí cao, toả đều các ngóc ngách trong phòng. Đèn tại gương soi cần đủ sáng và có màu trắng để phản ánh trung thực.
Thiết kế nhà vệ sinh nên đặt hơn 2 nguồn sáng
2. Hệ thống thông gió tốt
Trong thiết kế nhà vệ sinh, hệ thống thông gió tốt vừa giúp hạn chế lưu mùi vừa chống ẩm thấp. Quạt hút là sự lựa chọn hàng đầu vì giúp thoáng khí rất nhanh.
Kích cỡ quạt hút phụ thuộc vào thể tích nhà vệ sinh và nên lắp phía trên khu vực bồn cầu và miệng cống thoát nước để loại bỏ mùi khó chịu trong thời gian nhanh nhất.
3. Lắp cửa lùa/cửa trượt
Cửa lùa giúp tiết kiệm diện tích nhiều hơn cửa cánh, thích hợp với những nhà vệ sinh nhỏ. Nếu cửa nằm ở chiều dài của nhà vệ sinh, có thể dùng cửa lùa nguyên cánh có độ bền cao, nhiều thiết kế sang trọng, nhiều vật liệu để lựa chọn. Trường hợp cửa nằm ở chiều rộng nhà vệ sinh, nên dùng cửa lùa dạng xếp quạt để tận dụng tối đa diện tích, loại cửa này thường được làm bằng nhựa với nhiều màu sắc khác nhau.
4. Bố trí chỗ để đồ
Khi thiết kế nhà vệ sinh nhiều chủ nhà thường quên đi nơi để đồ dùng dẫn đến nhiều bất tiện, để chai lọ ngổn ngang, phải gia cố, cải tạo... rất mất thẩm mỹ. Vì thế, bạn nên trang bị một số tủ, kệ, giá treo bằng vật liệu chống thấm nước cho nhà vệ sinh. Nên treo những kệ, tủ lên cao để không gian đỡ chật chội và hạn chế văng nước vào.
Thiết kế nhà vệ sinh nên bố trí tủ, giá treo để đựng đồ
5. Chống thấm cho vách tường, trần nhà
Không phải nhà vệ sinh nào cũng có lồng tắm riêng nên nước có thể bắn lên tường, trần nhà. Chủ nhà nên lát gạch men cao tối thiểu 2m lên tường và sơn chống thấm cho trần nhà. Việc tái chống thấm cần được lặp thường xuyên hơn những phòng khác tránh các vết ố, ẩm mốc xuất hiện.
Những chi tiết thiết kế nhà vệ sinh thường bị bỏ qua nếu không có kiến trúc sư tư vấn cụ thể. Vì thế, bạn cần chú ý những điều này nếu chuẩn bị xây nhà hoặc sửa chữa nhà vệ sinh để tránh những phiền toái không đáng có.
Để biết thêm kiến thức về thiết kế nội thất tiện nghi, hợp phong thuỷ, mời bạn tham khảo tài liệu Hướng dẫn cách xem phong thuỷ căn hộ, chọn hướng nhà:
Có thể bạn quan tâm:
Thu Trang
Từ khóa liên quan