Những lưu ý khi làm hồ sơ vay vốn ngân hàng

Khi làm hồ sơ vay ngân hàng, bạn nên đọc kỹ các điều khoản được ghi trong hợp đồng, nếu chưa rõ cần trao đổi ngay và yêu cầu cập nhật cụ thể vào trong hợp đồng.

Khi làm hồ sơ vay vốn ngân hàng, khách hàng nên đọc kỹ các điều khoản được ghi trong hợp đồng, nếu chưa rõ cần trao đổi ngay và yêu cầu cập nhật cụ thể vào trong hợp đồng. Ngoài ra, người vay nên cân nhắc thời hạn và khả năng trả nợ.

b4749299-f1b0-44a0-9563-cc3b89d35c19

Trong bài viết này, Rever điểm qua chi tiết 8 lưu ý vô cùng quan trọng cần nắm rõ trước khi tiến hành các bước làm hồ sơ vay vốn ngân hàng. 

1. Xác định rõ điều kiện và nhu cầu của bản thân

Ngay từ đầu trước khi đi vay bạn cần cân nhắc kỹ về vấn đề thu nhập cá nhân với khoản vay mong muốn xem khả năng trả nợ có cao không. Nếu không thì đừng vay, hoặc điều chỉnh khoản vay cho hợp lý, nếu không dù bạn chấp nhận trả nợ cao nhưng ngân hàng cũng không đồng ý vì rủi ro quá lớn.

Ví dụ, nếu như thu nhập chỉ 6 triệu đồng mà muốn vay 600 triệu để mua nhà thì chắc chắn là quá sức.

Các chuyên gia khuyên người vay nên kiểm tra kỹ ngân sách, tổng thu nhập mỗi tháng trước khi vay. Việc trả nợ chỉ nên chiếm nhiều nhất khoảng 30-40% tổng thu nhập trong tháng của bạn.

2. Lưu ý kỹ về lãi suất cho vay

Khi làm hồ sơ vay vốn ngân hàng, hãy để ý và so sánh lãi suất giữa các ngân hàng

Khi làm hồ sơ vay vốn ngân hàng, hãy để ý và so sánh lãi suất giữa các ngân hàng

Thường thì lãi suất thực tế của các tổ chức cho vay cơ bản không chênh lệch nhau quá nhiều (trừ trường hợp những khách hàng đặc thù), vì vậy nếu thấy lãi suất thấp nên hỏi rõ. Thường là lãi suất thấp chỉ được duy trì trong thời gian đầu của khoản vay (từ 3-12 tháng) sau đó được thay đổi theo biên độ (biên độ thường được tính bằng lãi suất huy động tại thời điểm thay đổi cộng với một con số cố định) – hãy để ý và hỏi rõ con số đó. Chú ý đến cách tính lãi của ngân hàng, hiện nay, nhà băng có hai hình thức tính lãi là tính theo dư nợ giảm dần và tính theo dư nợ ban đầu.

Ví dụ: Lãi suất ưu đãi 3 tháng đầu tiên là 3%/năm, từ tháng thứ 4 lãi suất bằng lãi suất tiết kiệm kỳ hạn 12 tháng trả lãi cuối kỳ + biên độ 5.5%. Nếu lãi suất tiết kiệm kỳ hạn 12 tháng tại thời điểm điều chỉnh là 7,2%/năm thì khi đó lãi suất vay sẽ được điều chỉnh: 7,2%+5.5% = 12,7%! Như vậy, so với mặt bằng chung lãi suất 10,5% thời điểm hiện tại thì lãi suất này là cao, mặc dù 3 tháng đầu nhìn lãi suất ưu đãi rất thấp.

3. Chọn ngân hàng và dịch vụ

Vì mỗi ngân hàng đều có đặc trưng riêng về lãi suất, thời hạn, cách trả lãi,... để chọn được ngân hàng phù hợp nhất bạn cần phải dành thời gian để tìm hiểu. Ngoài ra, các ngân hàng hiện nay luôn có nhiều chương trình ưu đãi, khuyến mãi cho các dịch vụ. Cứ so sánh thấy cái nào tốt hơn thì lựa chọn.

Hầu như ngân hàng nào cũng dao động quanh mức lãi suất mà Nhà nước quy định nên chỉ chọn trên tiêu chí chất lượng phục vụ. Bạn sẽ tiết kiệm một khoảng thời gian đối với việc tìm hiểu thông tin từng ngân hàng, từng chương trình ưu đãi mà sẽ hỏi thăm từ những người xung quanh, ngân hàng nào có nhân viên phục vụ nhiệt tình chu đáo, chọn đúng ngân hàng có nhân viên chuyên nghiệp, bạn sẽ còn được tư vấn tốt hơn để lấy lãi tốt hơn về sau.

4. Lựa chọn phương án vay

Chọn thời hạn vay: Tùy vào thu nhập và số tiền vay mà bạn nên cân nhắc kỹ thời hạn vay vốn sao cho phù hợp nhất. Nếu thu nhập thấp thì bạn nên kéo dài thời hạn vay, khi đó sẽ giảm số tiền gốc hàng tháng mà bạn phải trả cho ngân hàng. Chẳng hạn, khi vay 100 triệu đồng, nếu bạn vay trong một năm thì mỗi tháng sẽ trả dư nợ gốc khoảng 8.4 triệu đồng kèm với lãi. Nhưng nếu thu nhập của bạn thấp, có thể kéo dài thời hạn vay lên thành hai năm. Khi đó, mỗi tháng bạn chỉ phải trả khoản dư nợ gốc tầm 4.2 triệu đồng kèm với lãi.

Hãy chọn cho mình thời hạn vay phù hợp để tránh bị áp lực về tài chính

Hãy chọn cho mình thời hạn vay phù hợp để tránh bị áp lực về tài chính

Hình thức trả lãi: Chú ý là Ngân hàng có thể sẽ thay đổi lãi suất theo định kỳ mà hầu như đâu ai theo dõi và biết chính xác. Chẳng hạn như liên quan vay tiền gói 30.000 tỷ, ban đầu lãi suất thấp nhưng sau đó lại nâng lãi suất, nếu không phải trường hợp này nổi bật trên báo chắc mọi người cũng không để ý đâu.

Vì vậy, khi vay, bạn cần hỏi rõ cách thức tính hoặc cách cập nhật lãi suất sau mỗi kỳ điều chỉnh của ngân hàng để chủ động hơn trong kế hoạch vay và trả nợ.

5. Phải chuẩn bị đầy đủ thủ tục, hồ sơ vay

Thường ngân hàng yêu cầu bắt buộc khi muốn vay vốn, khách hàng cá nhân cần có hồ sơ gồm:

  • Giấy đề nghị vay vốn ngân hàng (theo mẫu của từng ngân hàng).
  • Tài liệu chứng minh thu nhập: Hợp đồng lao động, Xác nhận lương, Hợp đồng cho thuê nhà, thuê xe, giấy phép kinh doanh… của người vay và người cùng trả nợ.

Chuẩn bị hồ sơ:

Khi bắt đầu làm hồ sơ vay mua nhà, bạn không đủ giấy tờ, tài liệu, bắt buộc phải đợi bổ sung, do đó chậm trễ thêm tiến trình thủ tục. Bạn cần biết trước mình cần phải có những loại giấy tờ, thủ tục gì theo yêu cầu của ngân hàng như giấy tờ căn nhà, đất dự định mua, giấy thoả thuận hoặc hợp đồng mua bán nhà, giấy đặt cọc, tài liệu chứng minh thu nhập… Để có thể nắm được các thủ tục này, bạn yêu cầu chuyên viên quan hệ khách hàng tư vấn kỹ. Nếu giấy tờ không sẵn sàng và không đầy đủ, việc vay vốn sẽ bị trì hoãn lâu hơn.

1. Hồ sơ pháp lý:

  • CMND (CMND hoặc Hộ Chiếu hoặc Thẻ căn cước của bạn và vợ/chồng bạn (bản photo) – không cần phải cấp ở nơi bạn đang sống hoặc nơi bạn mua nhà. Và CMND phải còn hạn (CMND hạn 15 năm, Hộ chiếu 10 năm).
  • Hộ khẩu (Sổ hộ khẩu hoặc KT3 – photo. Nếu có SHK rồi thì không cần KT3 nữa, KT3 là Sổ tạm trú dài hạn, bạn chỉ cần đến Công an Phường/Xã nơi bạn đang ở (cùng tỉnh/thành phố với nơi bạn định vay vốn) yêu cầu cấp là được. Nên gặp Cảnh sát khu vực để được hướng dẫn).
  • Đăng ký kết hôn / Xác nhận độc thân (Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân – Do UNBD Phường/Xã nơi bạn có Hộ khẩu cấp).

2. Hồ sơ tài chính:

  • Nguồn thu từ lương: HĐLĐ, Quyết định công tác, hoặc thư xác nhận bản gốc từ người sử dụng lao động. Sao kê tài khoản trả lương qua ngân hàng hoặc bảng lương (phiếu nhận lương) 03 tháng gần nhất (06 tháng đối với người có thu nhập từ hoa hồng bán hàng/nhân viên kinh doanh).
  • Hợp đồng mua bán nhà, các giấy tờ liên quan đến đặt cọc, thanh toán khác (nếu có).
  • Nguồn thu từ Hộ kinh doanh: ĐKKD, Sổ sách ghi chép 3 tháng.
  • Nguồn thu từ công ty riêng: ĐKKD, BCTC 2 năm gần nhất, Hóa đơn VAT 6 tháng gần nhất, Hợp đồng đầu ra có giá trị.
  • Các giấy tờ chứng minh nguồn thu nhập khác, ví dụ như: Nhà cho thuê/xe cho thuê ổn định trong vòng 06 tháng gần đây (sổ đỏ nhà cho thuê/giấy tờ xe mang tên người vay+ biên nhận tiền cho thuê…).

3. Hồ sơ mục đích vay:

  • Mua BĐS: Giấy đặt cọc / Thỏa thuận mua bán...
  • Xây sửa nhà cửa: Hợp đồng thi công / Bảng dự toán...
  • Tiêu dùng: Bảng kê các vật dụng cần mua...

4. Hồ sơ tài sản tích lũy:

  • Các BĐS, xe ô tô... hoặc sổ tiết kiệm bạn đang đứng tên.
  • Lưu ý: Các nguồn thu nhập từ mua bán chứng khoán, cổ phiếu không được chấp nhận.

Các loại hợp đồng vay vốn: Thông thường, khi được vay, cảm giác nhận được tiền dễ làm ngươi vay chủ quan và thoả hiệp với các điều khoản trên Hợp đồng tín dụng và các hợp đồng khác. Nhiều khách hàng gần như không đọc nội dung Hợp đồng, chỉ ký theo yêu cầu của Ngân hàng. Điều này rủi ro nếu Ngân hàng soạn sai nội dung hoặc cá nhân nào đó có hành vi lợi dụng gian lận. Hãy chắc chắn rằng bạn đã đọc hợp đồng và cầm 01 bản hợp đồng (có đầy đủ chữ ký, con dấu, dấu giáp lai của Ngân hàng nơi bạn vay vốn).

6. Quan tâm đến chi phí phát sinh ngoài khoản vay

Để không bị ngân hàng phạt phí, bạn nên lên kế hoạch trả nợ phù hợp

Để không bị ngân hàng phạt phí, bạn nên lên kế hoạch trả nợ phù hợp

Tuy là ngân hàng sẽ quy định sẵn các khoản lãi trong hợp đồng cho vay nhưng bản thân bạn cũng nên quan tâm đến các chi phí phát sinh khác như:

Phí: Đi kèm theo một món vay sẽ có vô vàn các loại phí dịch vụ như phí thẩm định hồ sơ, phí thẩm định tài sản bảo đảm, phí công chứng/đăng ký thế chấp tài sản,… cả phí hoa hồng khi vay. Hãy để ý đến chúng và hỏi kỹ nếu bạn không thật sự dư giả.

Phí phạt: Nhiều tổ chức cho vay đề ra nhiều mức phạt khác nhau và khá lớn. Trong đó lưu ý nhất là phạt trả trước hạn. Phí phạt trả trước hạn là loại phí bạn phải đóng nếu “chẳng may” bạn trả nợ trước hạn (một phần hoặc toàn bộ khoản vay), phí này thường được tính bằng tỷ lệ phạt nhân số tiền gốc trả trước hạn. Bạn phải biết là các ngân hàng cũng thường có phí phạt dao động từ 1-3% trên dư nợ còn lại khi khách hàng trả nợ trước hạn và áp dụng lãi suất từ 1.1 đến 1.5 lần lãi suất trong hạn đối với khoản nợ quá hạn.

Ví dụ bạn vay 2,5 tỷ, phí phạt trước hạn quy định là 3%/ số tiền trả trước hạn. Giả sử bạn vay trả góp và muốn trả nợ trước hạn (vì bạn có tiền từ đâu đó) – giả sử tại thời điểm trả trước hạn dư nợ của bạn còn 2 tỷ. Khi đó phí trả nợ trước hạn là: 2 tỷ x 3% = 60 triệu đồng (con số không hề nhỏ và nó sẽ lớn hơn nếu tỷ lệ phạt trả nợ trước hạn cao hơn). Nếu không được thông báo trước, cũng như không có dự trù thì bạn có thể “bất ngờ không thú vị” với những khoản này.

7. Kế hoạch trả nợ

Ngân hàng sẽ giải ngân và giám sát việc sử dụng vốn vay thực tế của chúng ta, để đảm bảo khả năng thu nợ. Cho nên ở bước này, bạn phải luôn nghiêm túc trong việc kinh doanh, hay mua tiêu dùng, hay xây dựng nhà, công trình,... đúng với những gì đã cam kết và luôn đảm bảo chi trả cho ngân hàng theo kỳ đã thỏa thuận. Nếu trong quá trình này có gì bất trắc, nên báo lại với ngân hàng để được tư vấn giải quyết.

Chẳng hạn như sắp kết thúc hợp đồng mà chúng ta vẫn chưa hoàn trả đủ số tiền cho vay, bạn có thể xin điều chỉnh kỳ hạn trả nợ hoặc gia hạn nợ vay nhằm mục đích giảm thiểu hậu quả bị tính lãi phạt vì lãi phạt là khá cao, nếu gánh thêm khoản đó thì nợ sẽ chất đống, khó mà thoát khỏi vòng vây nợ.

Để ý đến các điều kiện cho vay: Nhiều tổ chức để đảm bảo hạn chế rủi ro, họ sẽ đưa ra khá nhiều điều kiện khi cho vay, hãy chú ý đến chúng, nếu bạn chắc chắn thực hiện được thì hãy đồng ý, còn không bạn nên thương lượng với tổ chức cho vay để thương lượng.

8. Giữ liên lạc với ngân hàng

Đừng bị động chờ đợi khoản vay được duyệt và giải ngân, hãy giữ liên lạc với ngân hàng. Tránh nguy cơ vi phạm tiến độ thanh toán hoặc thiệt hại số tiền đã đặt cọc hợp đồng mua nhà. Ngoài ra, bạn nên lựa chọn ngân hàng và chương trình ưu đãi vay mua nhà phù hợp.

Các chương trình ưu đãi vay mua nhà hiện nay đa phần tập trung vào lãi suất, kết hợp với các quà tặng, ưu đãi giảm giá của dự án qua các chương trình hợp tác giữa Ngân hàng và Chủ đầu tư. Với một khoản vay dài hạn như mua nhà, khi lựa chọn, đừng vội nhìn vào con số, không ngân hàng nào cho bạn vay không lãi, cần xác định lãi suất thực tế trong suốt thời gian vay (bao gồm lãi suất ưu đãi và sau ưu đãi). Tham khảo ngay 9 câu hỏi tránh bị môi giới qua mặt.

Hãy biết chắc chắn rằng bạn có thể biết được lãi suất thật (lãi suất sau ưu đãi) của Ngân hàng.

e703cc90-1e4e-4d01-acbd-bd678247d99a

Có thể bạn quan tâm:

Ngọc Hải (TH)

Từ khóa liên quan

Bài viết cùng chủ đề

5 lý do bạn nên NGỪNG việc mua nhà ngay lập tức để tránh "đổ nợ"
5 lý do bạn nên NGỪNG việc mua nhà ngay lập tức để tránh "đổ nợ"

Nếu bạn đang vướng vào 5 lý do trên, bạn hãy ngưng ngay việc mua bán nhà đất để tránh tình trạng đổ nợ.

Hướng Dẫn
09/03/2020
Những sai lầm nhiều người mắc phải khi vay tiền ngân hàng mua nhà
Những sai lầm nhiều người mắc phải khi vay tiền ngân hàng mua nhà

Bạn sẽ gặp phải những sai lầm gì khi vay tiền ngân hàng mua nhà? Hãy cùng Rever tìm hiểu vấn đề này!

5 Lưu ý khi vay tiền mua nhà giúp tránh được rủi ro?
5 Lưu ý khi vay tiền mua nhà giúp tránh được rủi ro?

Vay mua nhà là giải pháp được nhiều người lựa chọn để hiện thực hóa giấc mơ sở hữu nhà riêng. Tuy nhiên có nhiều vẫn đề mà bạn cần phải hết sức lưu ý

Giải bài toán mua nhà thành phố với 500 triệu đồng trong tay
Giải bài toán mua nhà thành phố với 500 triệu đồng trong tay

Bạn đang có trong tay khoản tiền 500 triệu đồng và bạn dự định mua nhà tại TP.HCM, điều này liệu có khả thi? Cùng Rever phân tích bài toán này qua bài viết dưới đây.

7 lý do khiến bạn khó bán được nhà
7 lý do khiến bạn khó bán được nhà

Nhà trông cũ kỹ, có nhiều chi tiết cần sửa chữa... chính là những lý do khiến bạn mãi không bán được nhà.

Hướng Dẫn
06/08/2017
Hướng dẫn cách tính lệ phí trước bạ đối với nhà ở mới nhất
Hướng dẫn cách tính lệ phí trước bạ đối với nhà ở mới nhất

Qua bài viết này, Rever hướng dẫn bạn cách tính lệ phí trước bạ đối với nhà ở mới nhất.

Ngân hàng nào có lãi suất vay mua nhà thấp nhất tháng 6/2018?
Ngân hàng nào có lãi suất vay mua nhà thấp nhất tháng 6/2018?

Lãi suất vay mua nhà là yếu tố quan trọng khi khách hàng có nhu cầu vay mua nhà trả góp. Vậy trong tháng 6 này, ngân hàng nào sở hữu lãi suất vay mua nhà thấp nhất?

Hướng dẫn bạn toàn bộ quy trình thủ tục vay vốn ngân hàng mua nhà MỚI NHẤT
Hướng dẫn bạn toàn bộ quy trình thủ tục vay vốn ngân hàng mua nhà MỚI NHẤT

Cùng Rever tìm hiểu quy trình, thủ tục vay vốn ngân hàng mua nhà năm 2019 dành cho người có nhu cầu.

Để hạn chế rủi ro khi cho thuê nhà, tham khảo ngay 6 điều này
Để hạn chế rủi ro khi cho thuê nhà, tham khảo ngay 6 điều này

Khi cho thuê nhà, điều bạn nên nhớ đó là tránh ghi giá thuê bằng ngoại tệ, tránh ghi chung chung mục đích thuê... và một số điều Rever đề cập dưới đây.

Hướng dẫn cách tính chi tiết số tiền trả hàng tháng khi vay mua nhà năm 2021
Hướng dẫn cách tính chi tiết số tiền trả hàng tháng khi vay mua nhà năm 2021

Cùng Rever tìm hiểu cách tính số tiền phải trả hàng tháng khi vay ngân hàng mua nhà mới nhất năm 2021, cùng với đó là những lưu ý cần phải nắm rõ.

Hướng Dẫn
28/04/2021
Hướng dẫn cách mua được nhà khi có sẵn trong tay 300 triệu đồng
Hướng dẫn cách mua được nhà khi có sẵn trong tay 300 triệu đồng

Với 300 triệu trong tay, bạn không thể mua được một ngôi nhà to giữa trung tâm thành phố, nhưng với một ngôi nhà vừa phải vùng ven thì hoàn toàn có khả năng.

Hướng Dẫn
22/03/2021
Hướng dẫn thủ tục vay ngân hàng mua căn hộ dự án Masteri An Phú
Hướng dẫn thủ tục vay ngân hàng mua căn hộ dự án Masteri An Phú

Căn hộ tại dự án Masteri An Phú được chủ đầu tư thỏa thuận với ngân hàng Techcombank về bảo lãnh và cho vay mua căn hộ.

Dự án
17/02/2020
Những điều Ngân hàng muốn biết về bạn khi làm hồ sơ vay vốn mua nhà
Những điều Ngân hàng muốn biết về bạn khi làm hồ sơ vay vốn mua nhà

Khi ngân hàng xét duyệt hồ sơ vay vốn của bạn, họ sẽ xem xét và đánh giá rất nhiều yếu tố để quyết định liệu có nên cho bạn vay không.

Hướng Dẫn
04/12/2022
Cẩm nang những điều cần lưu ý trước khi vay mua một ngôi nhà : (Phần 1)
Cẩm nang những điều cần lưu ý trước khi vay mua một ngôi nhà : (Phần 1)

Chúng ta dễ dàng chứng kiến rất nhiều cảnh cười ra nước mắt khi mà bạn bè, anh chị, người thân phấn đấu mua nhà - người thì mua một lần, rồi vướng pháp lý, mua sai dự án, bị treo dự án, không nhận được nhà - người thì vay mượn không khôn khéo, mỗi tháng lại quần quật trả nợ làm cuộc sống ngày càng khó khăn hơn. Đó là lý do mà REVER lựa chọn tổng hợp những điều mà mỗi người cần thực sự quan tâm, nắm bắt để chuẩn bị cho việc vay mua ngôi nhà mơ ước của mình.

Hướng Dẫn
06/07/2016
9 lưu ý không thể bỏ qua khi vay tiền mua nhà
9 lưu ý không thể bỏ qua khi vay tiền mua nhà

Vay tiền mua nhà từ ngân hàng thường là nỗi lo sợ cho người mua nhà, 9 lưu ý Rever gợi ý sẽ giúp bạn hiểu hơn về vay vốn ngân hàng mua nhà.

7 câu hỏi bạn nhất định phải làm rõ trước khi vay mua nhà từ ngân hàng
7 câu hỏi bạn nhất định phải làm rõ trước khi vay mua nhà từ ngân hàng

Bên cạnh vấn đề lãi suất, bạn cần làm rõ 7 yếu tố quan trọng sau đây với nhân viên ngân hàng trước khi quyết định ký tên vào hợp đồng vay vốn mua nhà.

Vay ngân hàng mua nhà: Nên hay không nên?
Vay ngân hàng mua nhà: Nên hay không nên?

Trong bài viết này, Rever sẽ đưa ra những lợi ích và rủi ro khi vay ngân hàng mua nhà để bạn tham khảo, tự đưa ra quyết định có nên vay ngân hàng mua nhà hay không?

4 loại hồ sơ cần thiết khi vay tiền mua nhà mà bạn luôn phải nhớ nằm lòng
4 loại hồ sơ cần thiết khi vay tiền mua nhà mà bạn luôn phải nhớ nằm lòng

Để sở hữu được căn nhà mơ ước mà điều kiện tài chính không cho phép nên nhiều người bắt buộc phải vay mua nhà. 4 loại hồ sơ sau đây bạn cần phải luôn nhớ.

4 điều "cẩn thận" khi mua nhà thế chấp ngân hàng
4 điều "cẩn thận" khi mua nhà thế chấp ngân hàng

Khi có ý định mua nhà đang thế chấp tại ngân hàng thì bạn cần phải hết sức cẩn thận, tránh tình trạng "không hiểu" rồi "tiền mất tật mang".

Người vay mua nhà dự án có liên kết với ngân hàng cần lưu ý điều gì?
Người vay mua nhà dự án có liên kết với ngân hàng cần lưu ý điều gì?

Bài viết dưới đây sẽ giúp người mua nhà hiểu thêm về việc mua nhà tại các dự án có liên kết với ngân hàng.