Sinh viên ở trọ cần lưu ý 3 điều sau trong hợp đồng thuê nhà
17/08/2022
Mùa nhập học cận kề, nhu cầu thuê trọ của sinh viên lại tăng cao. Trước khi ký hợp đồng thuê phòng trọ, sinh viên phải chú ý những điều sau.
Mùa nhập học cận kề, nhu cầu thuê phòngg trọ của sinh viên bắt đầu tăng cao. Tuy nhiên, trước khi ký hợp đồng thuê nhà, sinh viên phải chú ý những điều sau.
Tại sao khi thuê phòng trọ bắt buộc phải ký hợp đồng thuê nhà?
Lại một mùa nhập học nữa lại đến, các bạn sinh viên từ mọi nơi sẽ đổ về TP.HCM để sinh sống và học tập. Vì "chân ướt, chân ráo" nên các bạn sẽ chưa có kinh nghiệm để tìm kiếm nơi ở chỗ đất khách nơi quê người. Không ít trường hợp bị chủ thuê trọ lừa gạt, lật lọng so với những thoả thuận ban đầu. Do đó, hợp đồng thuê nhà chính là "khiên chắn" bảo vệ quyền lợi của các bạn.
Hợp đồng thuê nhà là căn cứ pháp lý ràng buộc trách nhiệm giữa bên cho thuê và bên thuê, là cơ sở bảo vệ quyền và lợi ích các bên, đặc biệt là bên thuê phòng trọ khi phát sinh tranh chấp giữa đôi bên. Nếu không có bản hợp đồng này làm căn cứ thì mọi thỏa thuận bằng lời nói đều không có giá trị. Vì vậy, các bạn sinh viên bắt buộc phải làm hợp đồng thuê nhà với bên cho thuê (chủ nhà), tuyệt đối không tin lời hứa hẹn không căn cứ.
3 điều cần xem kỹ trong hợp đồng thuê nhà
#Điều 1: Kiểm tra kỹ thông tin cá nhân của bản thân và bên cho thuê
Trước khi đặt bút ký hợp đồng thuê phòng trọ cần kiểm tra các thông tin cá nhân của 2 bên như tên, ngày sinh, địa chỉ, số chứng minh nhân dân/căn cước công dân… đã chính xác chưa. Nếu có thể hãy cố gắng ghi nhớ số điện thoại hoặc địa chỉ nhà của chủ (trong trường hợp không ở chung với chủ), phòng trường hợp khi xảy ra tranh chấp có cơ sở thông tin cần thiết để yêu cầu chính chủ giải quyết hoặc nhờ các cơ quan chức năng có thẩm quyền can thiệp.
Xem kỹ các thông tin cá nhân. Ảnh minh hoạ
#Điều 2: Chính xác khoản tiền cọc và các điều khoản liên quan
Tiền cọc là một khoản tiền quan trọng nhằm đảm bảo cho việc thực hiện đúng hợp đồng thuê nhà. Đây chắc chắn là một khoản tiền không nhỏ đối với các bạn sinh viên. Để tránh bị mất cọc oan, bạn cần chú ý khoản tiền cọc đó là bao nhiêu? Ở trong thời gian bao lâu thì khi chuyển đi được nhận lại cọc? Trước khi chuyển phòng trọ cần báo trước thời gian bao lâu?...Đồng thời, xem các điều khoản liên quan đến tiền cọc để thực hiện đúng, tránh vi phạm quyền và nghĩa vụ của 2 bên.
Đừng quên xem lại một lần trong hợp đồng thuê nhà về giá tiền thuê và các chi phí khác có đúng với những điều đã thỏa thuận trước đó hay không.
Không tự ý sửa sang, cải tạo phòng trọ/nhà thuê khi chưa có sự cho phép của chủ nhà. Ảnh minh hoạ.
Nếu bên cho thuê phòng trọ không thực hiện đúng những gì thỏa thuận dẫn tới chấm dứt hợp đồng thì sẽ phải trả lại cọc và đền cọc cho bên thuê. Hoặc trong trường hợp chấm dứt hợp đồng đúng theo quy định của hợp đồng thì chủ phòng trọ có nghĩa vụ phải trả lại tiền cọc cho bên đi thuê trọ.
#Điều 3: Thời hạn của hợp đồng thuê nhà
Khi thuê phòng trọ, sinh viên cũng cần chú ý về thời hạn của hợp đồng thuê nhà. Bởi đó là căn cứ để hai bên chấm dứt hợp đồng đúng pháp luật, chủ phòng trọ lúc đó mới có thể hợp pháp cho người khác thuê lại căn phòng và người đi thuê có thể lấy lại tiền cọc. Không ít trường hợp sinh viên bị "đuổi" khỏi nhà không lý do trong khi thực tế chưa đến hạn hết hợp đồng.
Bạn đang xem bài viết Sinh viên ở trọ cần lưu ý 3 điều sau trong hợp đồng thuê nhà. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo Mẫu hợp đồng cho thuê nhà ở bằng cách tải tài liệu MIỄN PHÍ dưới đây:
Có thể bạn cũng quan tâm:
Giang Nguyễn (Tổng hợp)
Từ khóa liên quan