Hướng dẫn chọn mua nhà không bị ngập úng vào mùa mưa
20/07/2017
Trước tình trạng mưa lũ hoành hành tại nhiều thành phố lớn của Việt Nam, Rever mách bạn một số lưu ý quan trọng để tránh chọn nhầm nhà bị ngập úng vào mùa mưa.
Bên cạnh vị trí, giá bán hay tiện ích thì vấn đề đang được nhiều người mua nhà nói chung và mua căn hộ chung cư nói riêng quan tâm đó là việc nơi mình sinh sống có bị ngập vào mùa mưa hay không. Trước tình trạng này, Rever mách bạn một số lưu ý quan trọng để không chọn nhầm nhà dễ bị ngập khi mưa về.
Lưu ý 1: Chú ý độ cao các khu vực
Nhìn chung thành phố thấp dần từ Bắc đến Nam. Điều này có nghĩa là những quận như: Gò Vấp, Quận 9, Quận 12 sẽ ít ngập hơn các khu vực khác. Nếu muốn mua nhà tránh ngập, bạn nên chú ý đến 3 quận này.
Lưu ý 2: Chú ý vị trí, độ cao của nền nhà và đường
Nếu mặt đường cao hơn nền nhà thì nước rất có khả năng sẽ tràn vào nhà mỗi khi trời mưa lớn. Nếu nhà đã xây sẵn và thấp hơn mặt đường thì cần có kế hoạch cải tạo, nâng cao nền.
Lưu ý 3: Cách nhận biết đường dễ ngập
Nếu nhà hàng xóm xung quanh khu nhà bạn dự định mua đều xây nhà cao so với mặt đường thì đây có thể là khu vực phải chịu cảnh ngập lụt thường xuyên. Một cách khác bạn có thể ứng dụng đó là khi mua nhà tránh ngập, bạn nên đến xem nhà vào đúng lúc trời mưa to để xem đường có bị ngập không. Còn nếu đó là một ngày khô ráo thì bạn có thể quan sát các bức tường: nếu có rong rêu bám dưới chân và xuất hiện vết ố ngang bức tường thì đó là điểm mà nước dâng đến.
Mùa mưa đang thật sự trở thành nỗi ám ảnh của nhiều người dân thành phố
Lưu ý 4: Hỏi hàng xóm trong khu vực
Bạn cũng có thể hỏi thăm những người sống trong khu vực lân cận để biết về khả năng thoát nước của khu vực mỗi mùa mưa khi muốn mua nhà tránh ngập.
Lưu ý 5: Chú ý đến triều cường
Với những bất động sản có vị trí gần sông, kênh, rạch, bạn cần phải lưu ý đến vấn đề triều cường bởi thiệt hại chúng gây ra còn nghiêm trọng hơn nước ngập do mưa lớn nhiều lần.
Lưu ý 6: Điểm cộng cho những chung cư có hệ thống thoát nước tốt
Khi chọn mua căn hộ chung cư, bạn cần chú ý hệ thống thoát nước của tầng hầm để tránh trường hợp xe bị ngập nước và chết máy, hỏng máy móc. Xem thêm: Khu đô thị nào ở Sài Gòn an toàn cho bạn vào mùa mưa?
Hãy mua nhà vào MÙA MƯA
Lời khuyên Rever đưa ra là nên mua nhà vào mùa mưa bởi đây là cách tốt nhất để bạn thẩm định được tình trạng ngôi nhà khi mùa mưa đến. Đôi khi nguồn tin chủ đầu tư cung cấp cho bạn cũng không tuyệt đối chính xác. Căn hộ có thể đẹp long lanh, xanh mát khi bạn đến vào ngày nắng đẹp nhưng biết đâu vào những ngày mưa lớn nó lại mang một gương mặt khác. Bởi vậy cẩn thận khi chọn nhà, chọn khu vực vẫn là cách tốt nhất để bạn bảo vệ mình, tìm được nơi trú ẩn an toàn cho gia đình của mình.
Chắc chắn rằng không ai muốn tòa nhà chung cư nơi mình sống bị biến thành ốc đảo vào mùa mưa nhưng làm thế nào để những cơn mưa lớn ở thành phố không còn là nỗi ám ảnh của bạn? Trước hết bạn hãy tự bảo vệ mình bằng cách tự thẩm định giá trị của ngôi nhà và nên xem nhà vào đúng thời điểm có nguy cơ ngập nước cao nhất.
Đọc ngay: Cách ứng phó khi nhà bị ngập nước do mưa lớn.
Nên đi xem nhà vào mùa mưa để tự đánh giá chất lượng công trình thay vì nghe những lời "quảng cáo" từ chủ đầu tư
Những "điểm ngập" trên địa bàn TP.HCM bạn nên biết
Theo thống kê của Trung tâm Điều hành chương trình chống ngập nước thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Hồ Chí Minh. TP. HCM có 66 điểm ngập được thống kê, nhưng chỉ là các điểm ngoài đường phố, còn các điểm ngập trong con hẻm và khu dân cư vẫn chưa được liệt kê. Số liệu cho thấy một số tuyến đường có hơn 2 điểm ngập, nên thực ra TP có đến 77 vị trí ngập, trong đó bao gồm tổng số ngập từ 0,2m trở lên.
1. QUẬN 1 - Đường Calmette (Từ Lê Thị Hồng Gấm - Nguyễn Công Trứ) - Đường Nguyễn Thái Bình (Từ Phó Đức Chính - Yersin) - Đường Cô Giang (Từ Hồ Hảo Hớn - Nguyễn Khắc Nhu) - Đường Hồ Hảo Hớn (Từ Võ Văn Kiệt - Cô Bắc).
2. QUẬN 2 - Đường Nguyễn Duy Trinh (Từ Nguyễn Tuyển - Nguyễn Tư Nghiêm) - Đường Lương Định Của (Từ Chân cầu Thủ Thiêm - Cột điện số 24) - Thảo Điền (Từ Hẻm 95 - Cửa xả 8) - Đường Quốc Hương (Từ Đường 47 - Số nhà 127).
3. QUẬN 3 - Đường Kỳ Đồng (Từ Trần Quốc Thảo - Trương Định).
4. QUẬN 4 - Đường Đoàn Văn Bơ (Từ Hoàng Diệu - Bến Vân Đồn) - Đường Vĩnh Khánh (Từ Hoàng Diệu - Tôn Đản) - Đường Hoàng Diệu (Từ Nguyễn Tất Thành - Vĩnh Khánh).
5. QUẬN 5 - Đường Dương Tử Giang (Từ Trang Tử - Trần Hưng Đạo) - Đường Trần Hưng Đạo (Từ Dương Tử Giang - Học Lạc) - Đường Trần Hưng Đạo (Từ Nguyễn Văn Cừ - Nguyễn Biểu) - Đường Nguyễn Biểu (Từ Trần Hưng Đạo - Phan Văn Trị) - Đường Nguyễn Văn Cừ (LP) (Từ số nhà 99 - số nhà 149) - Đường Đỗ Ngọc Thạch (Từ Trần Hưng Đạo - Trang Tử) - Đường Gò Công (Từ Hải Thượng Lãn Ông - Võ Văn Kiệt).
6. QUẬN 6 - Đường An Dương Vương (Từ Tân Hòa Đông - Bà Hom) - Đường Tân Hóa (Từ Hồng Bàng - Cầu Tân Hóa) - Đường Mai Xuân Thưởng (Từ Lê Quang Sung - Hậu Giang) - Đường Lê Quang Sung (Từ Trang Tử - Mai Xuân Thưởng) - Đường Văn Thân (Từ Bà Lài - Lò Gốm) - Đường Bình Tiên (Từ Võ Văn Kiệt - Phạm Phú Thứ) - Đường Phạm Phú Thứ (Từ Võ Văn Kiệt - Bình Tiên).
7. QUẬN 7 - Đường Huỳnh Tấn Phát (Từ Gò Ô Môi - Hẻm 1333.
8. QUẬN 8 - Đường An Dương Vương (Từ Bến Phú Định - Cầu Mỹ Thuận) - Bến Phú Định (Từ Hồ Ngọc Lãm - Cầu Phú Định) - Đường An Dương Vương (Từ Bến Phú Định - Cầu Mỹ Thuận) - Đường số 41 (Từ An Dương Vương - Cầu số 41) - Đường Hồ Ngọc Lãm (Từ Bến Phú Định - Rạch Bà Lựu).
9. QUẬN 9 - Đường Đỗ Xuân Hợp (Trước trường TH Kỹ Nghệ) - Đường Đỗ Xuân Hợp (Trước UBND Phường Phước Bình) - Đường Lê Văn Việt (Từ Đình Phong Phú - Hẻm 201) - Xa Lộ Hà Nội (Đoạn chân cầu Rạch Chiếc).
10. QUẬN 10 - Đường Trần Nhân Tông (Từ Hòa Hảo - Hùng Vương).
11. QUẬN 11 - Đường Hòa Bình (Từ Kênh Tân Hóa - VX Lạc Long Quân) - Đường Tân Hóa (Từ Hồng Bàng - Cầu Tân Hóa) - Đường Hồng Bàng (Từ Lò Siêu - Minh Phụng) - Đường Tôn Thất Hiệp (Từ Tuệ Tĩnh- 3 Tháng 2) - Đường 3 Tháng 2 (Từ Hàn Hải Nguyên - Tôn Thất Hiệp) - Đường Lãnh Binh Thăng (Từ Tuệ Tĩnh - Lò Siêu) - Đường Tuệ Tĩnh (Từ Số nhà 01 - Số nhà 199) - Đường Nguyễn Chí Thanh (Từ Nguyễn Thị Nhỏ - Hà Tôn Quyền).
12. QUẬN 12 - Đường Nguyễn Văn Quá (Từ Trường Chinh - Tô Ký) - Đường Quốc lộ 1A (Từ Nguyễn Văn Quá - Lê Thị Riêng) - Đường Phan Văn Hớn (Từ Quốc lộ 1A - Tân Thới Nhất 08).
13. QUẬN BÌNH THẠNH - Đường Nguyễn Hữu Cảnh (Từ Ngô Tất Tố - Cầu Sài Gòn) - Đường Bình Quới (Từ Khách sạn Nhật Nguyệt - Bến Đò) - Ngã tư Nguyễn Xí - Ung Văn Khiêm (qua bến xe Miền Đông).
14. QUẬN TÂN BÌNH - Đường Trương Công Định (Từ Ba Vân - Bàu Cát) - Đường Âu Cơ (Từ Ba Vân - Trương Công Định) - Đường Đồng Đen (Từ Bàu Cát 2 - Phạm Phú Thứ) - Đường Nguyễn Hồng Đào (Từ Âu Cơ - Bàu Cát 2) - Đường Bàu Cát (Từ Trương Công Định - Đồng Đen) - Đường Hồ Học Lãm (Từ Quốc lộ 1A - Rạch Bà Lưu) - Đường Hồ Học Lãm (Từ số nhà 152A - Số nhà 153) - Đường Hồ Học Lãm (Từ số nhà 520 - Số nhà 588) - Đường Trần Đại Nghĩa (Từ Quốc lộ 1A - Cầu Cái Trung).
15. QUẬN TÂN PHÚ - Đường Phan Anh (Từ Tân Hòa Đông - Rạch Bàu Trâu) - Đường Trương Vĩnh Ký (Từ Tân Sơn Nhì - Nguyễn Văn Tố) - Gò Dầu (Từ Cầu Xéo - Tân Sơn Nhì) - Đường Tân Quý (Từ Gò Dầu - Tân Hương).
16. QUẬN BÌNH TÂN - Đường Kinh Dương Vương (Từ Vòng xoay Mũi Tàu - Hồ Học Lãm).
17. QUẬN GÒ VẤP - Đường Lê Đức Thọ (Từ Trường Tây Sơn - UBND P.13) - Đường Quang Trung (Từ Phan Huy Ích - Cầu Chợ Cầu 2).
18. QUẬN THỦ ĐỨC - Đường Kha Vạn Cân (Từ Dương Văn Cam - Bưu điện Thủ Đức) - Tỉnh lộ 43 (Từ Quốc lộ 1A - Bình Chiểu) - Đường Gò Dưa (Từ QL1A "Cầu vượt Bình Phước" - Tô Ngọc Vân) - Đường Dương Văn Cam (Từ Kha Vạn Cân - Lê Văn Tách) - Đường Đặng Thị Rành (Từ Tô Ngọc Vân - Dương Văn Cam) - Đường Hồ Văn Tư (Từ số nhà 118 - CX Cầu Ngang) - Đường Lê Văn Tách (Từ số nhà 3 - Dương Văn Cam) - Quốc Lộ 1A - Nút Giao Thông Gò Dưa.
19. HUYỆN BÌNH CHÁNH - Quốc Lộ 1A (Từ Cầu Bình Điền - Nguyễn Văn Linh).
20. HUYỆN NHÀ BÈ - Đường Huỳnh Tấn Phát (Từ Đào Tông Nguyên - Nguyễn Bình).
Bạn đang theo dõi bài viết Hướng dẫn chọn mua nhà không bị ngập úng vào mùa mưa. Ngoài ra, để quá trình mua nhà của bạn trở nên dễ dàng và thuận tiện hơn, Rever gửi đến bạn Cẩm nang mua bán nhà qua đường dẫn tải về Miễn phí dưới đây:
Thế An
Từ khóa liên quan