Phí bảo trì chung cư được tính thế nào, do ai quản lý?
28/11/2016
Khi mua một căn hộ chung cư, chắc chắn nhiều khách hàng sẽ tự hỏi phí bảo trì chung cư là bao nhiêu, phí do ai quản lý và sử dụng vào mục đích nào? Cùng Rever tìm hiểu thêm về vấn đề này nhé.
Khi mua một căn hộ chung cư, chắc chắn nhiều khách hàng sẽ tự hỏi phí bảo trì chung cư là bao nhiêu, phí do ai quản lý và sử dụng vào mục đích nào? Cùng Rever tìm hiểu thêm về vấn đề này nhé.
>>> Nhà cấp 1, 2, 3, 4 khác nhau ra sao?
>>> TP.HCM lọt top đô thị tốt nhất cho nhà đầu tư BĐS năm 2017
>>> Người mua nhà cuối năm có thể yên tâm, sẽ không có chuyện giá BĐS tăng
Phí bảo trì chung cư do ai quản lý và sử dụng vào mục đích nào?
Đối với những nơi thuộc sở hữu chung thường xảy ra tình trạng mọi người thờ ơ, cho rằng trách nhiệm không phải của mình. Mọi hoạt động diễn ra tại một chung cư có ảnh hưởng đến cuộc sống của rất nhiều người. Vậy nên việc duy trì hoạt động một cách ổn định là điều rất cần thiết.
Chung cư sẽ có những phần thuộc sở hữu chung như: lối đi chung, hầm để xe,… và để duy trì hoạt động chung của chung cư cần có nguồn kinh phí nhất định. Nguồn kinh phí này theo quy định của pháp luật sẽ được gửi tại Ngân hàng thương mại do Ban quản trị chung cư quản lý để phục vụ công tác bảo trì phần sở hữu chung, thông qua các hoạt động như bảo trì định kỳ, sửa chữa đột xuất,..
Ảnh minh họa
Khi bắt đầu đưa vào sử dụng thì chung cư phải thành lập Ban quản trị, thực tế có nhiều chung cư đã đi vào hoạt động vài năm nhưng vẫn chưa có Ban quản trị. Trong trường hợp này cư dân trong chung cư cần họp lại yêu cầu thành lập Ban quản trị và yêu cầu chủ đầu tư minh bạch trong việc sử dụng kinh phí bảo trì để bảo đảm quyền lợi chính đáng của mình.
Mức phí được tính như thế nào và do ai nộp?
Khoản 1 Điều 51 Nghị định 71/2010/NĐ-CP quy định: “Kinh phí bảo trì phần sở hữu chung của nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu được quy định như sau:
a) Trường hợp chủ đầu tư ký hợp đồng bán căn hộ kể từ ngày Luật Nhà ở có hiệu lực thi hành thì chủ đầu tư có trách nhiệm nộp các khoản kinh phí sau đây:
– Đối với diện tích nhà bán phải nộp 2% tiền bán, khoản tiền này được tính vào tiền bán căn hộ hoặc diện tích khác mà người mua phải trả và được quy định rõ trong hợp đồng mua bán;
– Đối với phần diện tích nhà mà chủ đầu tư giữ lại, không bán (không tính phần diện tích thuộc sử dụng chung) thì chủ đầu tư phải nộp 2% giá trị của phần diện tích đó; phần giá trị này được tính theo giá bán căn hộ có giá cao nhất của nhà chung cư đó.”
Như vậy, khi có hoạt động mua bán nhà ở chung cư thì người mua sẽ phải nộp 2% kinh phí bảo trì. Cần lưu ý, nội dung kinh phí bảo trì 2% tiền bán nhà phải được thể hiện rõ trong hợp đồng.
Trên thực tế có không ít trường hợp căn hộ chung cư được chuyển nhượng nhiều lần, bên mua sau khi mua bán xong với chủ đầu tư đã tiến hành sang nhượng lại cho người khác. Pháp luật hiện hành chưa có quy định cụ thể về vấn đề này dẫn đến trường hợp có chủ đầu tư thu một lần đối với người mua đầu tiên, có chủ đầu tư thì thực hiện thu nhiều lần đối với người sử dụng. Nhưng thông thường, việc thu phí bảo trì thường được chủ đầu tư thực hiện đối với hợp đồng mua bán căn hộ cho người mua đầu tiên. Chính bởi vậy, trước khi nhận chuyển nhượng căn nhà chung cư từ người chủ sở hữu thì bên nhận chuyển nhượng cần tìm hiểu về vấn đề này để tránh trường hợp có chủ đầu tư vì muốn trục lợi mà yêu cầu người sử dụng sau nộp thêm khoản phí này.
>>> Nhà cấp 1, 2, 3, 4 khác nhau ra sao?
>>> TP.HCM lọt top đô thị tốt nhất cho nhà đầu tư BĐS năm 2017
>>> Người mua nhà cuối năm có thể yên tâm, sẽ không có chuyện giá BĐS tăng
Từ khóa liên quan