Thành công của bất động sản nghỉ dưỡng và vai trò của chủ đầu tư
29/06/2019
Đầu tư bất động sản nghỉ dưỡng thảnh thơi như gửi tiết kiệm nhưng lợi nhuận đạt được lại phụ thuộc khá nhiều vào khả năng triển khai của chủ đầu tư.
Đầu tư bất động sản nghỉ dưỡng có lợi thế an toàn, ổn định, thảnh thơi như gửi tiết kiệm nhưng lợi nhuận lại cao vượt trội. Tuy nhiên, lợi nhuận có được đảm bảo hay không phần lớn dựa vào mức độ uy tín của chủ đầu tư.
Vai trò của chủ đầu tư trong dự án bất động sản nghỉ dưỡng
Bất động sản nghỉ dưỡng được đánh giá là thị trường đầy tiềm năng ở Việt Nam nhờ vào sự phát triển mạnh mẽ của ngành du lịch và kinh tế nước nhà. Tuy nhiên, đây là hình thức đầu tư bất động sản đặc thù, đòi hỏi nhà đầu tư cần “chọn mặt gửi vàng” ở các chủ đầu tư uy tín.
Theo bà Trần Thị Mỹ Lộc, Phó tổng giám đốc phụ trách kinh doanh và tiếp thị của Công ty cổ phần Vinhomes, cho rằng “Chúng ta dường như mới chỉ đang nhìn vào bề ngoài của sản phẩm bất động sản nghỉ dưỡng chứ chưa nhìn vào vấn đề cốt lõi là vận hành, kinh doanh, nhìn nhận về góc độ thị trường”.
Do đó dẫn đến thị trường bất động sản nghỉ dưỡng phát triển ồ ạt trong những năm trở lại đây, nhưng sau đó có tình trạng chủ đầu tư “đứng sựng” lại, trì trệ tiến độ do thiếu kinh nghiệm phát triển bài bản trong lĩnh vực này.
Trước hiện trạng ngày nay nhiều người vẫn cho rằng dự án bất động sản nghỉ dưỡng và bất động sản nhà ở là tương tự như nhau. “Tôi có thể huy động một số tiền nào đó thì tôi có thể xây nên một dự án và nó được gọi là dự án, nhưng thực tế hoàn toàn khác biệt".
“Trong lĩnh vực nghỉ dưỡng, khi chúng ta có thể ký kết một hợp đồng quản lý, với một công ty quản lý, chúng ta có thể làm được một dự án nghỉ dưỡng. Nhưng sau đó sẽ là việc chúng ta thực hiện những cam kết với các nhà đầu tư như thế nào, những điều mà chúng ta đã vẽ ra để thu hút khách hàng.” – theo bà Lộc.
Bất động sản nghỉ dưỡng và bất động sản nhà ở không tương tự nhau như nhiều người vẫn nghĩ.
Khi đứng trước cam kết lợi nhuận 8 – 10%/năm hấp dẫn mà chủ đầu tư đưa ra, các nhà đầu tư cần đặt câu hỏi về năng lực và tiềm lực của chủ đầu tư, khả năng khai thác vận hành của họ có đủ mạnh, đó có phải là một đơn vị uy tín và có kinh nghiệm trong khai thác du lịch nghỉ dưỡng hay không để có thể đạt được mức lợi nhuận đó liên tiếp trong nhiều năm liền. Nếu chỉ nhìn vào con số cam kết lợi nhuận trên giấy mà đặt bút “xuống tiền” thì thật mạo hiểm.
Trong thời kì cao điểm, với thế mạnh an toàn, ổn định, thảnh thơi như gửi tiết kiệm nhưng lợi nhuận lại cao vượt trội, kênh đầu tư bất động sản nghỉ dưỡng nhanh chóng được nhân rộng. Hàng loạt dự án bất động sản nghỉ dưỡng đã tung ra đi kèm với chính sách cam kết chia sẻ lợi nhuận hấp dẫn nhằm lôi kéo nhà đầu tư.
Hiện mức cam kết chia sẻ lợi nhuận theo thông lệ của thế giới là 5%. Ngay cả Thái Lan và Indonesia là hai thị trường nghỉ dưỡng hàng đầu Đông Nam Á, cũng chỉ đạt tới 7%. Còn ở Việt Nam với thị trường du lịch đang trỗi dậy, mức cam kết tối thiểu bao nhiêu là khả thi?
Theo các chuyên gia, các cơ sở mới luôn phải bù lỗ ít nhất trong 3 - 5 năm, cộng thêm chí phí thuê công ty quản lý nước ngoài. Mà theo nghiên cứu của Savills, để đạt cam kết sinh lời tối thiểu trên 10%/năm (như nhiều chủ đầu tư từng quảng cáo) để trả lãi cho các chủ sở hữu, khu nghỉ dưỡng phải đảm bảo công suất phòng bình quân trên 70%/năm trở lên.
Đầu tư bất động sản nghỉ dưỡng khi chỉ nhìn vào cam kết lợi nhuận là phương án mạo hiểm.
Điều đó đòi hỏi doanh nghiệp chủ đầu tư phải rất trường vốn, tiềm lực tài chính mạnh, có kinh nghiệm lâu năm, có khả năng tự vận hành và có sẵn nguồn khách hàng từ các đối tác lớn trong và ngoài nước.
Đó là thực tế mà các nhà đầu tư có ý định bước vào lĩnh vực bất động sản nghỉ dưỡng cần cân nhắc. Ở Việt Nam ta có bao nhiêu doanh nghiệp chủ đầu tư làm được điều đó?
Các yếu tố cần xem xét khi đầu tư bất động sản nghỉ dưỡng
Bất động sản nghỉ dưỡng thực sự là một kênh đầu tư sinh lời hiệu quả nhưng trước khi xuống tiền, nhà đầu tư cần cân nhắc nhiều yếu tố chứ không nên mua theo phong trào hay chỉ quan tâm đến mức cam kết lợi nhuận được đưa ra trên giấy.
Đầu tiên và quan trọng nhất luôn là vị trí dự án, tiếp đến là tiềm lực kinh tế, kinh nghiệm phát triển bất động sản nghỉ dưỡng của chủ đầu tư. Bên cạnh đó, đơn vị quản lý vận hành uy tín cũng sẽ trực tiếp quyết định đến chất lượng dịch vụ và doanh thu cho thuê của bất động sản nghỉ dưỡng. Các yếu tố quan trọng khác cần được tìm hiểu kỹ lưỡng như thiết kế công trình, thiết kế mặt bằng, mật độ xây dựng, chất lượng xây dựng, tiện ích nghỉ dưỡng, chính sách thanh toán,…
Hiện các sản phẩm bất động sản nghỉ dưỡng chưa có khung pháp lý minh bạch, đặc biệt là condotel.
Song, một yếu tố không thể thiếu đó là vấn đề pháp lý. Từ năm 2018, pháp lý của condetel vẫn đang là vật cản, khiến nhiều khách hàng e dè vì chưa có khung pháp luật minh bạch. Tuy nhiên, tại kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XIV, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Phạm Hồng Hà cho biết theo Chỉ thị 01 của Thủ tướng Chính phủ về một số giải pháp thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển lành mạnh, Bộ Xây dựng sửa đổi quy chuẩn tiêu chuẩn xây dựng liên quan đến các loại hình nhà ở chung cư, công trình căn hộ du lịch (condotel), biệt thự du lịch (resort villa), văn phòng kết hợp lưu trú ngắn hạn (officetel), dự kiến sẽ hoàn thành trong năm 2019 này.
Sau khi xem qua những thông tin trên, nếu bạn cần hỗ trợ thêm thì hãy liên hệ ngay với Rever qua số Hotline: 0901 777 667 để được tư vấn trực tiếp.
Hoặc tham khảo thông tin trong tài liệu dưới đây:
Có thể bạn quan tâm:
Nguyên Phương (TH)
Từ khóa liên quan