Để xây dựng tuyến đường sắt tốc độ cao TP.HCM - Cần Thơ: Cần 10 tỷ USD
12/08/2019
Ngày 24/7 vừa qua, Sở giao thông vân tải TP. Cần Thơ đã làm việc với các đơn vị liên quan về việc góp ý hướng tuyến đường sắt tốc độ cao TP HCM - Cần Thơ.
Ngày 24/7 vừa qua, Sở giao thông vận tải (GTVT) TP. Cần Thơ đã làm việc với Viện khoa học và Công nghệ Phương Nam cùng đơn vị tư vấn thiết kế về việc góp ý hướng tuyến đường sắt tốc độ cao TP HCM - Cần Thơ.
Cần 10 tỷ USD để triển khai dự án
Theo đó, với chiều dài 173km cùng lộ trình gồm 14 ga, hai trạm khách, đi qua sáu tỉnh thành: Bình Dương, TP HCM, Long An, Tiền Giang, Vĩnh Long, Cần Thơ có tổng số vốn đầu tư xây dựng ban đầu ước tính khoảng 10 tỷ USD. Tuyến đường có điểm đầu hàng hóa tại thị xã Dĩ An, Bình Dương. Còn điểm đầu hành khách của tuyến ở huyện Bình Chánh, TP.HCM và điểm cuối tại quận Cái Răng, TP.Cần Thơ.
Đây là một dự án quan trọng mà theo đánh giá từ các chuyên gia, tuyến đường sắt này sẽ giúp kết nối các vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và Đồng bằng Sông Cửu Long. Ngoài ra, nó còn giúp đáp ứng nhu cầu khai thác vận tải, tổ chức luồng hàng, luồng khách, cung cấp dịch vụ vận chuyển hành khách, hàng hóa với khối lượng lớn, giảm ùn tắc, đảm bảo an toàn giao thông trên hành lang TP.HCM đi các tỉnh miền Tây Nam Bộ.
Sơ đồ hướng tuyến đường sắt cao tốc TP HCM - Cần Thơ (màu đỏ) - Nguồn: Vnexpress.net
Ông Lê Tiến Dũng giám đốc sở GTVT TP. Cần Thơ, chủ trì buổi làm việc đã đề nghị Viện Khoa học & Công nghệ Phương Nam, Công ty CP Tư vấn thiết kế GTVT phía Nam và các đơn vị liên quan có phương án thiết kế tuyến đường sắt và nhà ga cuối đảm bảo kiến trúc, cảnh quan đô thị và môi trường, có hệ thống đường kết nối giao thông bằng đường bộ cho khu vực hai bên tuyến đường sắt đi qua.
Ngoài ra, các vị trí giao cắt giữa tuyến đường sắt với các trục đường bộ như quốc lộ Nam Sông Hậu, quốc lộ 91... phải đảm bảo đồng bộ, đặc biệt là an toàn giao thông.
Ông Dũng đề cập thêm “Quy mô, công suất tuyến đường sắt, nhà ga phải đảm bảo khai thác lâu dài. Đồng thời, tuyến phải kết nối với cảng Cái Cui, Trung tâm Logistics trên địa bàn TP.Cần Thơ”
Tuyến đường sắt tốc độ cao TP.HCM - Cần Thơ vốn nằm trong quy hoạch từ năm 2013. Tuy nhiên vấp phải những khó khăn ở khâu giải phóng mặt bằng ở những nơi hướng tuyến đi qua có khu đô thị, khu công nghiệp. "Theo yêu cầu của Bộ Giao thông, các địa phương nằm trên tuyến đường đi qua cùng bàn bạc, góp ý để cho kết quả tốt nhất chứ chưa có mốc thời gian xây dựng cụ thể", ông Dũng nói.
Hình minh họa cho tuyến đường sắt cao tốc
Vào tháng 3/2018, theo thông tin từ Viện khoa học và Công nghệ Phương Nam. Hướng tuyến đường sắt cao tốc này dài 139 km, có tổng vốn đầu tư khoảng 5 tỷ USD. Ga đầu là Tân Kiên (TP HCM) đi qua các ga thuộc tỉnh Long An, Tiền Giang, Vĩnh Long và ga cuối ở khu vực Cảng Cái Cui (TP Cần Thơ). Dự án sử dụng đường sắt đôi, khổ 1.435 mm - dành cho đường sắt cao tốc phổ biến trên thế giới.
Trước đó, vào đầu năm 2013, tuyến đường này được tính toán vốn đầu tư khoảng 3,6 tỷ USD với chiều dài 134 km, có 10 nhà ga; khổ đường 1.435 mm, tốc độ dưới 200 km/h cho tàu hàng và trên 200 km/h cho tàu khách
Xem xét các phương án triển khai tuyến đường sắt cao tốc Bắc - Nam
Tuyến đường sắt tốc độ cao TP.HCM - Cần Thơ được đề cập trong bối cảnh việc xây dựng, triển khai tuyến đường sắt cao tốc Bắc Nam còn đang là vấn đề nóng hổi. Vào ngày 14/2/2019, về vấn đề tuyến đường sắt cao tốc Bắc Nam, Bộ GTVT đã có tờ trình Thủ tướng chính phủ báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án.
Theo đó, 6 kịch bản và ba phương án chính đã được Bộ GTVT đưa ra. Trong đó có phướng án đề xuất tốc độ thiết kế 350km/giờ (phương án 3) với tổng chiều dài 1.559km đi qua 20 tỉnh/thành phố, dự kiến tổng mức đầu tư hơn 1,3 triệu tỷ đồng (khoảng 58,7 tỷ USD), tương đương khoảng 1/4 GDP toàn nền kinh tế.
Trên cơ sở đó các kịch bản, phương án của Bộ GTVT, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) đã có phản hồi về việc cần phải làm rõ thêm các kịch bản phát triển dự án. Đối với phương án có tốc độ thiết kế 350km/giờ mà chỉ dùng để vận chuyển hành khách, Bộ KH&ĐT cho rằng chi phí sẽ rất lớn, tốn kém. Trường hợp vận chuyển cả hành khách và hàng hóa thì chưa cần tốc độ lớn.
Hướng tuyến đường sắt tốc độ cao có điểm đầu là Hà Nội và điểm cuối là TP.HCM, chiều dài 1.545 km - Nguồn: Trian.vn
Bởi vì lý do đó, Bộ KH&ĐT nêu quan điểm về tốc độ chạy tàu hợp lý là 200km/giờ chở khách và hàng hóa với mức đầu tư 26 tỉ USD, trên cơ sở ý kiến của các chuyên gia và tốc độ khai thác thực tế ở một số nước (Đức, Hà Lan…). Theo đó, tốc độ 200km/ giờ sẽ khả thi hơn về nguồn vốn, nợ công… phù hợp yêu cầu và thực trạng phát triển của Việt Nam.
Bạn có thể tham khảo thêm thông tin hữu ích qua tài liệu Rever tổng hợp dưới đây:
Có thể bạn quan tâm:
- Rever phân phối chính thức F1 dự án Lovera Vista Khang Điền
- Đánh giá vị trí dự án Lovera Vista Khang Điền
- Palm Spring sẽ là phân khu căn hộ tiếp theo tại khu đô thị Palm City, Quận 2?
- Tâm sự khách mua nhà: “Môi giới muốn bán được nhà, hãy làm việc tử tế hơn"
- Tình hình thị trường bất động sản Huyện Bình Chánh: Ngày càng "nóng"
Hoàng Triều (BT)
Từ khóa liên quan