Thu nhập 100 triệu vẫn túng quẫn vì Covid-19

Kiếm cả trăm triệu mỗi tháng nhưng không lo tiết kiệm phòng rủi ro, bạn tôi giờ phải bán tài sản, chật vật sống qua ngày khi Covid-19 ấp tới.

Kiếm cả trăm triệu mỗi tháng nhưng không lo tiết kiệm phòng rủi ro, bạn tôi giờ phải bán tài sản, chật vật sống qua ngày khi Covid-19 ấp tới.

"Bạn tôi là một ví dụ điển hình cho những người không lo tiết kiệm đề phòng rủi ro khi còn đang yên ổn. Chưa có gia đình, thu nhập 50-100 triệu mỗi tháng, nhưng vì việc của bạn là bỏ một đồng lời ba đồng, nên thu nhập được bao nhiêu bạn tôi lại đem đi đầu tư hết. Tôi đã khuyên bạn nên cất giữ một ít để phòng thân nhưng vì thấy đang kiếm được ra tiền nên bạn nhất quyết không lo để dành.

Dịch đến, các nguồn thu của bạn cũng sụt giảm mạnh theo. Nhiều danh mục đầu tư đang lãi trước kia, giờ quay ra lỗ lớn. Bạn tôi phải cấp tốc cắt lỗ, sa thải nhân viên, và bán bớt đi nhiều tài sản giá trị. Giờ đây, bạn chỉ sống với thu nhập đủ tiền sinh hoạt. Mỗi lần trò chuyện với tôi, bạn đều nói 'giá như'. Tất nhiên, nhiều người có thể nhanh giàu hơn khi mạo hiểm đầu tư nhưng rủi ro quá lớn khi cuộc sống đâu phải khi nào cũng màu hồng".

Đó là chia sẻ của độc giả Đường Tiểu Đan xung quanh câu chuyện về những người cùng đường vì Covid -19. Dịch bệnh diễn biến phức tạp, giãn cách xã hội kéo dài, rất nhiều người rơi vào cảnh thiếu trước hụt sau, dù thời gian trước đó họ có thu nhập ổn định. Có ý kiến cho rằng nguyên nhân xuất phát từ việc không ít người chưa chú trọng đến chuyện tiết kiệm phòng thân, họ làm bao nhiêu ăn tiêu hết bấy nhiêu nên đã không kịp xoay xở khi biến cố ấp đến.

Đồng tình với quan điểm này, bạn đọc Phạm Thị Thu nhận định: "Rất nhiều trường hợp là những người giỏi giang, kiếm ra tiền lúc chưa có dịch nhưng lại để đến hoàn cảnh không còn cả tiền ăn hàng ngày khi dịch ập đến. Đó là do những người này không biết tiết kiệm tiền, dự phòng lúc rủi ro. Nếu họ là người dân lao động nghèo, vốn dĩ thu nhập thấp thì tôi không dám bàn tới, nhưng không ít trong số đó lại có công việc, thu nhập từ ổn định đến cao.

Như bản thân tôi, từ lúc dịch bệnh bùng phát đến giờ, việc làm ăn điêu đứng, kẹt vốn, phá sản, phải cắt giảm hết chi tiêu, rất stress, nhưng may mà còn tiền dự phòng trước đó nên tôi vẫn có thể lấy ra để ăn, để dùng, và cố gắng trụ vững cho đến khi mọi thứ ổn định trở lại. Vậy mà ngẫm lại, tôi thấy mình vẫn còn tiêu hoang lúc chưa dịch, nên không dành dụm được quá nhiều. Tự ngẫm lại, tôi rút ra bài học sâu sắc để sau này biết cân đối lại chi tiêu của bản thân mình tốt hơn".

Lấy dẫn chứng từ trường hợp của bản thân, độc giả Lethang  khẳng định: "Tôi năm nay 27 tuổi, mới đi làm được mấy năm, lương tháng hiện mới chỉ có hơn 10 triệu đồng. Tôi còn có vợ và hai đứa con nhỏ. Từ đầu năm 2020 tới giờ, vợ tôi nghỉ đẻ và ở nhà chăm con, rồi dịch đến. Ấy vật mà tới thời điểm này, tôi chưa phải vay mượn ai, chưa phải tiêu quá 10% số tiền tiết kiệm trước đó. Tóm lại, các bạn đi làm thì phải biết tiết kiệm phòng thân, chứ cứ tiêu thoải mái, không lo nghĩ cho ngày mai thì việc rơi vào cảnh túng quẫn là khó tránh. Với những người đã có gia đình thì tốt nhất làm ra 10 cũng chỉ nên tiêu tối đa tám phần mà thôi, hãy cố gắng tiết kiệm lấy hai phần để còn có cái mà phòng lúc ốm đau hay dịch bệnh".

Thực tế, nhiều người chẳng tiết kiệm được không phải vì lương quá thấp mà đơn giản vì họ không hiểu được những khoản tiền "phòng thân" có ý nghĩa ra sao lúc nguy cấp. Theo các chuyên gia tài chính, dù là tuýp người hiện đại, biết hưởng thụ và sống vì hiện tại, bạn vẫn nên có một khoản tiết kiệm nhỏ để phòng thân cho những tình huống khẩn cấp như ốm đau, tai nạn, bệnh tật hoặc gặp phải những rủi ro bất ngờ nào đó. Những người giàu cũng thường tiêu ít, làm nhiều, thế nên đừng nghĩ tiết kiệm là ky bo.

Thu nhập 100 triệu vẫn túng quẫn vì Covid-19 (1)

Ảnh minh họa

Bạn đọc Lylyly101095 nhận định: "Tôi nghĩ rằng, nếu hai vợ chồng thu nhập trước lúc dịch khoảng 15 triệu một tháng thì đáng ra mỗi tháng cũng phải để dành được tầm 2-3 triệu, chưa kể khoản làm thêm. Đấy là tôi đã tính sinh hoạt thoải mái. Tôi nghĩ ai cũng nên rút kinh nghiệm về vấn đề này. Bản thân tôi, trong đợt dịch đầu tiên năm 2020, cũng đã rất chật vật sống, phải ăn mỳ gói hai tuần liền. Sau lần đó, tôi ý thức tiết kiệm tiền ngay lập tức, không ỷ có thu nhập đều hàng tháng mà chi tiêu thoải mái nữa. Vậy nên mùa dịch này kéo dài, tôi cũng vẫn ổn. Nếu ai cũng biết tiết kiệm từ trước thì thật ra mùa dịch này vẫn có thể vượt qua được để sống tốt".

Nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tiết kiệm phòng thân, độc giả Vũ Công kết lại: "Theo tôi thấy, nhiều người đã không quản trị tốt tài chính gia đình. Đành rằng nuôi con, sống ở Sài Gòn thì cũng phải chi tiêu nhiều, song nếu biết tiết kiệm thì tôi nghĩ số tiền chi ra không quá 15 triệu một tháng. Với thu nhập trung bình hàng tháng của cả hai vợ chồng ở thành phố vào khoảng 30-40 triệu, tôi nghĩ là dư sống. Vấn đề là nhiều người không để ra một khoản để đầu tư, hay chí ít là tiết kiệm phòng rủi ro nên việc khó khăn mùa dịch là không thể tránh khỏi. Chưa kể, sau giai đoạn này còn tuổi già, bệnh tật nữa thì họ làm sao xoay xở? Đây là bài học rất đắt giá với những ai chưa chuẩn bị khoản dự phòng cho những lúc gặp biến cố".

Theo Việt Thành/VnExpress

Từ khóa liên quan

Bài viết cùng chủ đề

6 bí quyết 'sống còn' để MÔI GIỚI vượt qua giai đoạn khó khăn từ Covid-19
6 bí quyết 'sống còn' để MÔI GIỚI vượt qua giai đoạn khó khăn từ Covid-19

Trong bài viết này, Rever sẽ gửi đến bạn 6 bí quyết hàng đầu để “sống sót” qua đợt suy thoái kinh tế bởi dịch COVID-19

Dự án
24/04/2020
Bất động sản nghỉ dưỡng trầm lắng vì Covid-19
Bất động sản nghỉ dưỡng trầm lắng vì Covid-19

Quý I, lượng giao dịch condotel và biệt thự biển đồng loạt giảm trên 90% so với cuối năm 2019 do ảnh hưởng của dịch bệnh.

Dự án
14/04/2020
Ngân hàng nào GIẢM LÃI SUẤT VAY MUA NHÀ giữa đại dịch Covid-19?
Ngân hàng nào GIẢM LÃI SUẤT VAY MUA NHÀ giữa đại dịch Covid-19?

Hiện nay, đã có một số ngân hàng thực hiện chính sách cơ cấu lại nợ, giảm lãi suất cho các khách hàng vay mua nhà giữa đại dịch Covid-19.

Hướng Dẫn
12/04/2020
Bất chấp khó khăn mùa dịch, giá căn hộ chung cư vẫn tăng
Bất chấp khó khăn mùa dịch, giá căn hộ chung cư vẫn tăng

Bất chấp khó khăn mùa dịch, giá căn hộ chung cư và nhà ở riêng lẻ tại Tp. HCM và Hà Nội vẫn không có dấu hiệu giảm.

Dự án
10/05/2020
"Nhờ bà chị giữ hộ tiền, sau 5 năm tôi để dành được gần 1 tỷ đồng"
"Nhờ bà chị giữ hộ tiền, sau 5 năm tôi để dành được gần 1 tỷ đồng"

Mỗi người sẽ có một cách tiết kiệm tiền hiệu quả cho riêng mình, dưới đây là cách tôi tiết kiệm được một khoản tiền lớn chỉ sau 5 năm để dành, sau nhiều lần thất bại với cách "bỏ ống heo"

Thị trường
18/03/2021
Đây là những thành phố dù lương có cao thì vẫn khó mua được nhà
Đây là những thành phố dù lương có cao thì vẫn khó mua được nhà

Sở hữu mức lương hàng triệu người mơ ước nhưng những người sống ở những thành phố trên lại không dễ để kiếm được cho mình một ngôi nhà ưng ý.

Thị trường
18/09/2019
Làm sao để có 3 nguồn thu nhập mỗi tháng?
Làm sao để có 3 nguồn thu nhập mỗi tháng?

Nên đầu tư gì để có trên 3 nguồn thu nhập mỗi tháng? Tạo thu nhập nhàn rỗi đảm bảo cuộc sống khi 1 - 2 nguồn thu bị ảnh hưởng mà không phải tăng ca, làm thêm vất vả.

Đầu tư
06/12/2018
Áp dụng ngay 8 cách tiết kiệm tiền này, chỉ vài năm bạn có thể mua được nhà!
Áp dụng ngay 8 cách tiết kiệm tiền này, chỉ vài năm bạn có thể mua được nhà!

Bạn muốn mua nhà nhưng điều kiện kinh tế không cho phép? Áp dụng ngay những cách tiết kiệm tiền hiệu quả mà Rever muốn giới thiệu đến bạn qua bài viết dưới đây.

Hướng Dẫn
05/12/2022
Mua nhà Sài Gòn: Nếu không đủ tiền đi đường thẳng, hãy đi đường vòng!
Mua nhà Sài Gòn: Nếu không đủ tiền đi đường thẳng, hãy đi đường vòng!

Theo quan điểm của tôi, về chuyện mua nhà, nếu không thể đi đường thẳng, chúng ta có thể chọn đi đường vòng.

Hướng Dẫn
15/07/2020
Giữa bối cảnh đại dịch Covid-19, những kênh đầu tư nào đáng để lựa chọn?
Giữa bối cảnh đại dịch Covid-19, những kênh đầu tư nào đáng để lựa chọn?

Giữa bối cảnh đại dịch Covid-19 đang tác động mạnh đến nền kinh tế toàn cầu thì đâu là các kênh đầu tư được ưa thích nhất?

Dự án
18/08/2020
Đầu tư bất động sản y tế: Tiềm năng nhưng khan hiếm nguồn cung
Đầu tư bất động sản y tế: Tiềm năng nhưng khan hiếm nguồn cung

Xét theo thực tế tại thị trường bất động sản TP.HCM, nhà đất càng gần bệnh viện thì giá trị càng lớn. Vậy nhưng bất động sản y tế dù có tiềm năng sinh lời khủng từ cho thuê nhưng những nhà đầu tư ít có cơ hội về nguồn cung khan hiếm.

Đầu tư
26/07/2018
Bất động sản 2020: Thị trường thứ cấp sôi nổi bất chấp Covid-19
Bất động sản 2020: Thị trường thứ cấp sôi nổi bất chấp Covid-19

Trước bối cảnh nguồn cung nhà ở sơ cấp ghi nhận thấp nhất kể từ năm 2015 đến nay, thị trường thứ cấp lại diễn ra sôi nổi bất chấp dịch Covid-19.

Dự án
15/04/2020
Vợ chồng lương chỉ 15 triệu một tháng, vẫn mua được nhà bạc tỷ ở Sài Gòn
Vợ chồng lương chỉ 15 triệu một tháng, vẫn mua được nhà bạc tỷ ở Sài Gòn

Lương hai vợ chồng chỉ 15 triệu một tháng, tôi vẫn mua được nhà bạc tỷ ở Sài Gòn.

Hướng Dẫn
07/07/2020
Quan điểm "Trẻ lo mua nhà để già sống khỏe" liệu có đúng?
Quan điểm "Trẻ lo mua nhà để già sống khỏe" liệu có đúng?

Bỏ qua vài chuyến du lịch, vài hôm tiệc tùng sang chảnh của tuổi trẻ để đổi lấy mái ấm an yên lúc tuổi già là một đánh đổi khôn ngoan. 

13/05/2021
Lý do giá nhà đất chưa giảm sâu mùa dịch
Lý do giá nhà đất chưa giảm sâu mùa dịch

Covid-19 khiến giá bất động sản trên thị trường thứ cấp giảm 10% nhưng giá chào bán trên thị trường sơ cấp vẫn tăng 15%.

Dự án
27/04/2020
Vợ chồng lương 15 triệu/tháng: 20 năm sống tiết kiệm vẫn chưa mua được nhà!
Vợ chồng lương 15 triệu/tháng: 20 năm sống tiết kiệm vẫn chưa mua được nhà!

"Mua nhà" - nghe hai từ sao quá đơn giản nhưng để làm được điều này lại khó vô cùng. Nhiều gia đình có mức thu nhập trung bình hàng tháng 15 triệu nhưng vẫn chưa mua được nhà.

Hướng Dẫn
11/09/2020
Công thức tiết kiệm tiền giúp dân văn phòng mua được nhà chỉ trong 5 năm
Công thức tiết kiệm tiền giúp dân văn phòng mua được nhà chỉ trong 5 năm

Dưới đây là những bí quyết giúp dân văn phòng dễ dàng tiết kiệm được khoản tiền lớn để mua nhà trong tương lai.

Tôi mua nhà không nhìn hiện tại, mà tính đến tương lai
Tôi mua nhà không nhìn hiện tại, mà tính đến tương lai

Khi mua nhà, tôi thường không quá quan tâm đến hiện tại, mà chỉ hướng đến tương lai.

Hướng Dẫn
11/07/2020
Covid-19: Khó khăn hay "lửa thử vàng" của doanh nghiệp bất động sản?
Covid-19: Khó khăn hay "lửa thử vàng" của doanh nghiệp bất động sản?

Covid-19 làm đảo lộn hoạt động của nhiều doanh nghiệp địa ốc. Song, nó cũng mở ra nhiều cơ hội mới cho các doanh nghiệp khéo lèo lái trước khó khăn.

Thị trường
20/03/2020
5 năm sống cảnh “nhà trống” khi liều mua nhà với 200 triệu trong tay
5 năm sống cảnh “nhà trống” khi liều mua nhà với 200 triệu trong tay

Vợ chồng tôi đã có 5 năm ngủ dưới sàn nhà, ôm đống nợ chưa từng có khi quyết định mua nhà nhưng chúng tôi đã vượt qua được tất cả....

Hướng Dẫn
02/07/2020