Chỉ mặt 20 tình huống tranh chấp mua bán nhà đất phổ biến nhất (Kỳ 2)

Cùng Rever điểm qua 20 tình huống tranh chấp thường gặp khi mua bán nhà đất. Giúp bạn có thêm kinh nghiệm cần thiết, tránh được các rủi ro (Phần tiếp theo)

Tiếp nối Kỳ 1, mời bạn cùng tiếp tục với Rever tìm hiểu 20 tình huống tranh chấp mua bán nhà đất phổ biến nhất trong kỳ 2 này. Hãy xem bạn có đang mắc phải tình huống nào không?

50c12e47-7bcd-40a8-8599-dcbce85a69cd

Theo CaseLaw Việt Nam, đa phần các trường hợp phát sinh tranh chấp thường do sự cố bất ngờ về pháp lý. Chính vì thế, người đầu tư nên tham khảo các trường hợp đã từng có tiền lệ trước đó để có thể phòng ngừa rủi ro.

Và dựa trên các bản án tranh chấp phát sinh khi mua bán nhà đất có thật tại thị trường Việt Nam. Đơn vị CaseLaw đã liệt kê ra 20 tình huống tranh chấp mua bán nhà đất phổ biến nhất nhằm giúp người đầu tư dự báo được những rủi ro khi giao dịch bất động sản.

Tình huống tranh chấp nhà đất thứ mười một: Bên bán nhà bị ép buộc, không tự nguyện bán bất động sản

Trong trường hợp này, thường người mua và đối tượng có hành vi ép buộc sẽ liên quan đến nhau. Như các trường hợp sử dụng chiêu trò để ép giá bất động sản, cưỡng chế người bán phải bán bất động sản cho đối tượng chỉ định.

Lúc này, việc người bán có thể làm đó chính là trình báo cơ quan chức năng về hành vi đó. Nên tập hợp đầy đủ các bằng chứng chứng minh quyền sở hữu của mình đối với nhà đất và bằng chứng về mình đang bị ép buộc bán bất động sản.

Tình huống tranh chấp nhà đất thứ mười hai: Bên bán vừa thế chấp nhà tại ngân hàng, vừa bán tài sản này cho bên mua

Nếu việc thế chấp diễn ra trước thì người mua có thể kiện người bán về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản, yêu cầu người bán hủy hợp đồng mua bán và hoàn trả tiền. 

Còn nếu việc thế chấp diễn ra sau khi hoạt động mua bán đã hoàn tất thì bên mua hoàn toàn vẫn có thể giữ được nhà. Nhưng cần nên chuẩn bị hồ sơ chứng minh việc mua bán trước đó là đầy đủ tính pháp lý vì rất có thể sẽ phát sinh tranh chấp, kiện tụng với bên thế chấp.

Và dù trường hợp nào thì người bán cũng sẽ bị khép vào hành vi lừa đảo, hoàn toàn có thể bị truy tố và phạt tù.

chi-mat-20-tinh-huong-tranh-chap-mua-ban-nha-dat-pho-bien-nhat-phan-2

Dù mua hay bán, hãy luôn chú ý đến các vấn đề pháp lý liên quan để tránh rủi ro

Tình huống tranh chấp nhà đất thứ mười ba: Bên bán lấy cắp giấy tờ nhà để đem đi bán

Trong trường hợp này, người bán là người có hành vi phạm pháp. Nhưng người mua cũng là người có lỗi khi mua bất động sản không rõ nguồn gốc, không đi thực địa, không chính chủ (người thực hiện giao dịch không được ủy quyền). 

Nếu phát sinh tranh chấp, người mua chỉ còn cách tìm người bán đề nghị trả lại tiền và hủy hợp đồng mua bán. Còn không thì chỉ còn nước đưa nhau ra tòa.

Vì vậy khi thực hiện giao dịch mua bán nhà đát, việc tìm hiểu kỹ thông tin là rất quan trọng.

Tình huống tranh chấp nhà đất thứ mười bốn: Bên bán nhà không hoàn tất thủ tục chuyển quyền sở hữu nhà cho bên mua do UBND tạm ngưng cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất.\

Đây là trường hợp bất khả kháng, bên mua có thể chờ đợi việc cấp giấy chứng nhận được UBND tiến hành lại. Hoặc đề nghị người mua hoàn trả lại tiền và hủy hợp đồng mua bán nhà đất trước đó.

Tình huống tranh chấp nhà đất thứ mười lăm: Người chồng tự ý bán nhà là tài sản thuộc sở hữu chung vợ chồng

Người mua nhà có thể tiếp tục đàm phán với người vợ để hoàn tất thủ tục mua bán. Còn nếu không được thì chỉ còn cách hủy hợp đồng mua bán nhà đất và lấy lại tiền. Vì cho dù có đưa nhà ra tòa thì tòa án cũng sẽ phán xét như vậy. 

chi-mat-20-tinh-huong-tranh-chap-mua-ban-nha-dat-pho-bien-nhat-phan-2

Nhà đất mua bán thuộc sở hữu của nhiều người cần phải có sự chấp thuận của tất cả các cá nhân đồng sở hữu

Tình huống tranh chấp nhà đất thứ mười sáu: Các bên ký hợp đồng mua bán nhà giả cách để làm tin

Trường hợp điển hình nhất là một bên có nhà có nhu cầu vay mượn tiền, bên cho mượn yêu cầu phải làm hợp đồng mua bán nhà đất để làm tin, khi nào trả hết tiền sẽ làm thủ tục chuyển nhượng lại. Và thường số tiền mượn sẽ thấp hơn nhiều so với giá trị căn nhà.

Rõ ràng là người có nhà sẽ là người chịu nhiều rủi ro nhất. Vì thực tế hợp đồng mua bán ký với người cho mượn tiền cũng là giấy trắng mực đen, có tính pháp lý. Để tránh các vấn đề phát sinh, bên có nhà có thể khởi kiện và hủy hợp đồng mua bán nhà đất nếu có bằng chứng chứng minh nó chỉ là hợp đồng giả cách. Đó có thể là giấy tờ ghi lại thỏa thuận, có xác nhận của hai bên về việc vay mượn tiền và dùng nhà để làm tin.

Tình huống tranh chấp nhà đất thứ mười bảy: Bên bán nhà yêu cầu hủy hợp đồng mua bán vì đi định cư ở nước ngoài

Nếu điều khoản hủy bỏ hợp đồng vì lý do đi định cư không nằm trong hợp đồng mua bán nhà đất trước đó. Thì người mua nhà có quyền yêu cầu người bán ủy quyền cho một người khác để hoàn tất thủ tục mua bán. Còn trong trường hợp hai bên đã ký thỏa thuận đặt cọc thì bên bán nhà phải đền bù theo điều khoản trong hợp đồng đặt cọc.

Tình huống tranh chấp nhà đất thứ mười tám: Bên mua cho rằng căn nhà được bán không đủ diện tích như thỏa thuận ban đầu

Bên mua nhà có thể yêu cầu bên bán hoàn tiền lại tương ứng phần diện tích bị thiếu hụt và tạo mọi điều kiện để có giấy chứng nhận quyền sở hữu. Hoặc có thể khởi kiện để hủy hợp đồng mua bán nhà đất vì bên bán đã không thực hiện đúng như cam kết, thỏa thuận trong hợp đồng mua bán.

chi-mat-20-tinh-huong-tranh-chap-mua-ban-nha-dat-pho-bien-nhat-phan-2

Tình huống tranh chấp nhà đất thứ mười chín: Bán nhà đất khi chưa phải chủ sở hữu hợp pháp

Bên mua cần yêu cầu bên bán hoàn thiện các giấy tờ để chứng minh mình là chủ sở hữu hợp pháp và tiếp tục thực hiện việc mua bán. 

Tình huống tranh chấp nhà đất thứ hai mươi: Bên bán bị ngân hàng tạo áp lực phải bán tài sản

Đây là vấn đề phát sinh giữa ngân hàng và bên bán nhà đất. Là người mua, bạn có thể theo dõi quá trình làm việc của ngân hàng và người bán để chắc chắn rằng bên bán từ do ý chí khi quyết định bán nhà.

Bạn đang theo dõi bài viết: Chỉ mặt 20 tình huống tranh chấp mua bán nhà đất phổ biến nhất (Kỳ 2). Bên cạnh đó, bạn có thể tìm hiểu thêm các thông tin hữu ích khác qua tài liệu Rever biên soạn dưới đây:

75425c48-870d-47b1-a289-ee34296ac339

Có thể bạn quan tâm:

Hoàng Triều (BT)

Từ khóa liên quan

Bài viết cùng chủ đề

4 tranh chấp thường xảy ra khi đặt cọc mua bán nhà đất
4 tranh chấp thường xảy ra khi đặt cọc mua bán nhà đất

Tiền cọc có thể chỉ là một số tiền nhỏ so với tổng giá trị hợp đồng mua bán nhà đất nhưng nếu không xét kỹ, bạn có thể vướng vào các tranh chấp rắc rối.

Đầu tư
17/02/2022
Mẫu hợp đồng cho thuê nhà phổ biến, mới nhất năm 2020
Mẫu hợp đồng cho thuê nhà phổ biến, mới nhất năm 2020

Mẫu hợp đồng cho thuê nhà là loại giấy tờ rất quan trọng đối với người thuê và cả người cho thuê nhà. Là cơ sở để bảo vệ quyền lợi của cả đôi bên.

Hướng Dẫn
22/04/2020
Tổng hợp những kiểu giao dịch nhà đất "tưởng béo bở nhưng rất rủi ro"
Tổng hợp những kiểu giao dịch nhà đất "tưởng béo bở nhưng rất rủi ro"

Người mua bán nhà đất cần chú ý những kiểu bất động sản sau để tránh tình trạng "lợi người, hại mình".

Hướng Dẫn
24/03/2020
Điểm mặt 20 dự án căn hộ Quận 2 của chủ đầu tư nước ngoài
Điểm mặt 20 dự án căn hộ Quận 2 của chủ đầu tư nước ngoài

Cùng Rever điểm qua danh sách 20 dự án căn hộ chung cư của các chủ đầu tư nước ngoài tại Quận 2. Trong đó có những dự án lớn thu hút thị trường thời gian qua như: Đảo Kim Cương, Q2 THAO DIEN, Waterina Suites...

Tính pháp lý và những lưu ý phải biết khi ký hợp đồng góp vốn mua nhà
Tính pháp lý và những lưu ý phải biết khi ký hợp đồng góp vốn mua nhà

Pháp luật có thừa nhận việc góp vốn mua nhà hay không? Đây là câu hỏi nhiều người đặt ra và Rever sẽ cùng bạn đi tìm câu trả lời qua bài viết dưới đây.

Hướng Dẫn
19/08/2017
BẠN CÓ BIẾT những hợp đồng bắt buộc CÔNG CHỨNG khi mua bán nhà đất
BẠN CÓ BIẾT những hợp đồng bắt buộc CÔNG CHỨNG khi mua bán nhà đất

Rever gửi đến bạn danh sách những hợp đồng bắt buộc CÔNG CHỨNG khi mua bán nhà đất.

Nhìn lại 10 sự kiện bất động sản nổi bật nhất năm 2022
Nhìn lại 10 sự kiện bất động sản nổi bật nhất năm 2022

Cùng Rever nhìn lại 10 sự kiện bất động sản nổi bật nhất năm 2022.

Dự án
22/12/2022
5 tranh chấp thường gặp khi mua căn hộ chung cư
5 tranh chấp thường gặp khi mua căn hộ chung cư

Mua căn hộ chung cư theo hình thức nào cũng không thể tránh khỏi những tranh chấp.

Hướng Dẫn
19/07/2021
Bình Dương: Danh sách 38 dự án được phép "bán nhà trên giấy" (cập nhật mới nhất)
Bình Dương: Danh sách 38 dự án được phép "bán nhà trên giấy" (cập nhật mới nhất)

Dưới đây là danh sách các dự án nhà ở được bán nhà ở hình thành trong tương lai tại Bình Dương (cập nhật đến ngày 31/01/2020).

Thị trường
06/03/2020
Điểm mặt những tình huống tranh chấp dễ xảy ra khi mua bán nhà
Điểm mặt những tình huống tranh chấp dễ xảy ra khi mua bán nhà

Đa phần các giao dịch nhà đất bị đẩy lên mức tranh chấp thường do sự cố bất ngờ về pháp lý, vì vậy, cần tham khảo các tình huống vướng mắc điển hình sau đây.

Hướng Dẫn
26/07/2017
Những thủ tục hành chính cần phải có khi mua bán nhà đất
Những thủ tục hành chính cần phải có khi mua bán nhà đất

Khi tiến hành một giao dịch mua bán nhà, chúng ta cần phải đảm bảo một số thủ tục hành chính cơ bản được hoàn thành nhằm tránh rủi ro sau này.

Nên biết: Những loại tranh chấp thường xảy ra khi mua căn hộ chung cư
Nên biết: Những loại tranh chấp thường xảy ra khi mua căn hộ chung cư

Chung cư bị siết nợ, chậm làm sổ hồng, không bầu ban quản trị… là những tranh chấp phổ biến giữa cư dân và chủ đầu tư dự án căn hộ chung cư.

Mẫu hợp đồng mua bán nhà đất mới nhất năm 2020
Mẫu hợp đồng mua bán nhà đất mới nhất năm 2020

Rever gửi đến bạn tài liệu mẫu hợp đồng mua bán nhà đất đầy đủ pháp lý mới nhất năm 2020. Và một số yếu tố cần lưu ý trước khi ký vào các hợp đồng này.

4 rủi ro pháp lý phổ biến nhất khi đầu tư dự án bất động sản
4 rủi ro pháp lý phổ biến nhất khi đầu tư dự án bất động sản

Bên cạnh việc tìm hiểu thông tin về vị trí, giá bán, chủ đầu tư... của một dự án bất động sản thì người đầu tư cũng cần lưu ý đến những rủi ro về mặt pháp lý của dự án để tránh "tiền mất tật mang".

Chỉ mặt 20 tình huống tranh chấp mua bán nhà đất phổ biến nhất (Phần 1)
Chỉ mặt 20 tình huống tranh chấp mua bán nhà đất phổ biến nhất (Phần 1)

Cùng Rever điểm qua 20 tình huống tranh chấp thường gặp khi mua bán nhà đất, giúp bạn có thêm kinh nghiệm cần thiết, tránh được các rủi ro.

Bạn đã biết cách đầu tư bất động sản sao cho đem lại lợi nhuận tối đa?
Bạn đã biết cách đầu tư bất động sản sao cho đem lại lợi nhuận tối đa?

Bất động sản từ lâu luôn là kênh đầu tư đem lại lợi nhuận lớn. Nhưng không phải bất kỳ ai bước vào thị trường này cũng đều thành công nếu không biết cách.

Hướng Dẫn
06/12/2022
Giá bán hiện tại của 20 dự án nhà phố, biệt thự tại Quận 9
Giá bán hiện tại của 20 dự án nhà phố, biệt thự tại Quận 9

Giá bán các dự án nhà phố, biệt thự Quận 9 hiện tại ra sao? Cùng Rever đi tìm câu trả lời cho vấn đề này.

Dự án
24/09/2019
Chỉ mặt, gọi tên 11 rủi ro khiến nhà đầu tư bất động sản mất sạch vốn
Chỉ mặt, gọi tên 11 rủi ro khiến nhà đầu tư bất động sản mất sạch vốn

Đầu tư bất động sản có thể đem lại cho bạn khoản lợi khổng lồ những đồng thơi nó cũng tồn tại những rủi ro có thể khiến bạn mất tất cả

Hướng Dẫn
23/03/2021
Danh sách đầy đủ các dự án đủ điều kiện bán nhà ở HTTTL tại Bình Dương, cập nhật đến tháng 6/2019
Danh sách đầy đủ các dự án đủ điều kiện bán nhà ở HTTTL tại Bình Dương, cập nhật đến tháng 6/2019

Sở Xây dựng Bình Dương vừa cập nhật danh sách các dự án đủ điều kiện bán nhà ở hình thành trong tương lai.

Mãn nhãn với 10 cây cầu đẹp nhất TP.HCM hiện nay
Mãn nhãn với 10 cây cầu đẹp nhất TP.HCM hiện nay

Bên cạnh những tòa nhà cao tầng hoành tráng thì TP.HCM cũng là nơi có nhiều cây cầu đẹp. Hãy cùng Rever đi tìm những cây cầu đẹp nhất TP.HCM nhé.

01/12/2023